Theo đó, trong danh sách này, có tổng cộng 146 DN nợ thuế hơn 89,6 tỷ đồng. Cụ thể, Văn phòng Cục Thuế dẫn đầu số DN nợ, với 40 đơn vị nợ hơn 56,4 tỷ đồng.
Trạm thu phí BOT Bắc Bình Định trên QL 1A đoạn qua huyện Hoài Nhơn (Bình Định) thu phí từ tháng 7/2016
Trong đó, dẫn đầu khối các chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố vẫn là TP Quy Nhơn (49 doanh nghiệp nợ hơn 16,2 tỷ đồng); thị xã An Nhơn (17 doanh nghiệp nợ hơn 4,6 tỷ đồng); huyện Hoài Nhơn (13 doanh nghiệp nợ hơn 3,8 tỷ đồng); Tây Sơn (7 doanh nghiệp nợ hơn 3 tỷ đồng); Tuy Phước (6 doanh nghiệp nợ hơn 2,3 tỷ đồng); Phù Cát (7 doanh nghiệp nợ hơn 1,4 tỷ đồng); Hoài Ân (3 doanh nghiệp nợ hơn 536 triệu đồng); Vĩnh Thạnh (1 doanh nghiệp nợ hơn 512 triệu đồng); An Lão (2 doanh nghiệp nợ trên 492 triệu đồng).
Số nợ thấp nhất là huyện Phù Mỹ chỉ 123 triệu đồng của 1 doanh nghiệp là Công Ty TNHH Xây Dựng Tổng Hợp Nhơn Lộc.
Điều đáng nói, trong số 146 doanh nghiệp nợ thuế thì có 18 doanh nghiệp có số nợ thuế lớn hơn 1 tỷ đồng.
Cụ thể, đứng đầu là Chi nhánh Công ty TNHH Nông sản Mb tại Bình Định nợ trên 6,6 tỷ đồng; CTCP Thương mại Sản xuất Duyên Hải nợ trên 6,3 tỷ đồng; CTCP Xuất nhập khẩu Bình Định nợ hơn 5,8 tỷ đồng; CTCP Đầu tư và Kinh doanh Tổng hợp Thương Thảo nợ hơn 5,3 tỷ đồng, CTCP VRG Đá Bình Định nợ hơn 5 tỷ đồng, Công Ty TNHH Xây Dựng Tổng Hợp An Bình nợ hơn 3,7 tỷ đồng; CTCP BOT Bắc Bình Định Việt Nam nợ hơn 1 tỷ đồng…
Theo Cục Thuế tỉnh Bình Định, từ nay đến cuối năm 2017, ngành Thuế tỉnh rà soát, đôn đốc và thực hiện cưỡng chế nợ thuế, công khai thông tin nợ thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý Thuế, ban hành thông báo tiền thuế nợ và phạt chậm nộp để đôn đốc thu tiền thuế nợ.
Đối với khoản nợ trên 90 ngày, khoản nợ đã hết thời gian gia hạn nộp thuế, người nộp thuế có hành vi bỏ trốn tẩu tán tài sản, thực hiện cưỡng chế nợ thuế theo quy định…