Big_Trends: Từ khóa của năm nay vẫn là quản lý danh mục linh hoạt

Big_Trends: Từ khóa của năm nay vẫn là quản lý danh mục linh hoạt

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Có thể một số tiếc nuối vẫn còn vương vấn cho đến những ngày cuối tuần khi dư âm của 1 phiên biến động mạnh cuối tuần qua.

“Biết thế nên bán sớm hơn”, lẽ ra cần phải cơ cấu bán giảm danh mục ngay khi thị trường tăng giá tốt cần phải thực hiện ở một số thời điểm cần thiết sẽ hợp lý và hiệu quả hơn là việc vẫn giữ khư khư một danh mục với nhiều cổ phiếu “tạp nham” xen lẫn những cổ phiếu đang vận động tốt.

Giai đoạn tích cực của thị trường đã diễn ra đúng như mong đợi khi nhiều cổ phiếu ngân hàng, hóa chất, nhóm cổ phiếu lớn tăng điểm đã khiến nhiều nhà đầu tư có lãi khá tốt ngay thời điểm cuối năm cũng như các tuần đầu tiên của năm mới 2024. VN-Index cuối cùng cũng đã vượt lên ngưỡng cản mạnh 1.200 điểm trước khi tiến sát khu vực cản mạnh 1.240 – 1.250 điểm - khu vực luôn tiềm ẩn vùng điều chỉnh mạnh.

Niềm tin nhà đầu tư càng được cải thiện khi tin tức về diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán thế giới liên tục đạt đỉnh mới. Các chỉ số DJ, S&P hay chỉ số Nikkei 225 (Nhật bản) tăng mạnh ngay cả khi các chính sách tiền tệ chưa thực sự nới lỏng để có thể đang phản ánh một sự thật đó là TTCK đi trước nền kinh tế một bước và điều này cũng luôn đúng cả với thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chỉ số VN-Index đã hồi phục trong một xu hướng khá dài kể từ giai đoạn đầu tháng 11/2023 cho đến nay khoảng gần 200 điểm. Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường cũng đã trôi qua cho dù xu hướng “uptrend” vẫn còn nhiều gập ghềnh, nhiều thử thách trong quá trình đi lên ở nhiều điểm kháng cự quan trọng 1.230 – 1.250 – 1.280 – 1.300 – 1.380… điểm.

Điều này có nghĩa rằng tại các mốc cản tâm lý quan trọng thị trường sẽ có những phiên biến động mạnh, lực bán, áp lực chốt lời gia tăng. Không chỉ các chỉ số chứng khoán cũng có lúc tăng mạnh và giảm mạnh trong chỉ riêng 1 phiên và các nhà đầu tư cũng phải sẵn sàng với bản lĩnh, tâm lý vững vàng hơn để đối mặt với các tình hướng bất định mà thị trường đem lại.

Nếu không để dự báo những biến động ngắn hạn của thị trường thì các nhà đầu tư hãy nên tập trung vào việc quản lý danh mục với tỷ trọng, phân bổ tỷ lệ nắm giữ hợp lý giữa các cổ phiếu mình quan tâm, đồng thời phải cân nhắc thời điểm mua cũng như việc khi nào thì sử dụng đòn bẩy. Việc chọn đúng mã và đúng thời điểm là rất quan trọng và đòi hỏi kinh nghiệm.

Câu hỏi lớn mà các nhà đầu tư quan tâm hiện tại đó là liệu thị trường đã đạt đỉnh chưa, diễn biến tiếp theo của thị trường sẽ thế nào.

Có lẽ, thị trường chỉ bước vào đoạn điều chỉnh ngắn trước khi có những phiên hồi phục trở lại để quay trở lại mốc 1.230 – 1.250 điểm. Vùng điểm hỗ trợ rất mạnh hiện nay tại mốc 1.180 – 1.200 điểm cho dù kịch bản điều chỉnh đầu phiên thứ Hai về mốc 1.200 điểm cũng có thể được tính đến.

Tuần giao dịch tới có thể là 1 vùng điểm hồi phục và tích lũy mới và cơ hội để cho việc mua bán, phân bổ tỷ trọng tiếp sẽ lại diễn ra, kế hoạch tái đầu tư cổ phiếu sẽ được sàng lọc kỹ lưỡng – các cơ hội cũng sẽ phải đánh giá lại.

Cho dù diễn biến thị trường vẫn chỉ là tạm thời trong một xu hướng tăng nhưng để quản lý đầu tư hiệu quả hơn thì từ khóa của năm nay vẫn nên là quản lý danh mục linh hoạt. Có cổ phiếu sẽ giao dịch ngắn, cổ phiếu nắm giữ dài hơn và ngoài việc chọn lọc kỹ lưỡng cổ phiếu thì chỉ có giao dịch tập trung ở một số cổ phiếu chiến lược trọng điểm sẽ mang lại hiệu quả cao trong 1 năm uptrend.

Tin bài liên quan