Big-Trends: Nên ưu tiên đầu tư dài hạn

Big-Trends: Nên ưu tiên đầu tư dài hạn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sự thất vọng lại nhen nhóm khi chuỗi phiên điều chỉnh liên tiếp diễn ra trên TTCK tuần giao dịch 10-14/04/2023 – VN-Index điều chỉnh giảm khá mạnh từ khu vực 1.075 – 1.080 điểm về sát vùng hỗ trợ 1.050 – 1.055 điểm.

TTCK thay vì tích lũy tích cực quanh mốc 1.060 – 1.080 như kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư thì lại đảo chiều giảm điểm về vùng hỗ trợ bên dưới.

Nỗi lo lắng về việc điều chỉnh thêm hoàn toàn có cơ sở hơn khi không có nhiều thông tin hỗ trợ đủ mạnh cũng như tâm lý lo sợ về tình hình địa chính trị thế giới, tin đồn, sự kiện “bắt bớ” trong nước, tình hình lây nhiễm các ca covid 19 mới đây.

Tâm trạng hào hứng của các nhà đầu tư trong nước giai đoạn cuối tháng 3 không thể kéo dài quá 3 tuần với diễn biến tăng điểm liên tục của TTCK song hành cùng đà tăng giá các cổ phiếu chứng khoán, bất động sản, ngân hàng… và thanh khoản tăng mạnh điển hình ở một số cổ phiếu “quốc dân”.

Khi nhiều người đang nghĩ rằng dòng tiền lớn đã nhập cuộc thì việc điều chỉnh ngắn là bình thường trước khi các chỉ số chứng khoán hồi phục trở lại lên các ngưỡng kháng cự mới. Nghịch lý lại diễn ra đúng như cái mà ít người nghĩ đến, đó là pha sóng hồi để ra hàng hơn là việc tích lũy để tăng tiếp.

Một khi thị trường không tích lũy chặt chẽ về thanh khoản, lực cầu mua lên ở các cổ phiếu dẫn dắt như nhóm chứng khoán, ngân hàng hay bất động sản không duy trì đủ mạnh – lực bán ngược lại gia tăng khiến lực mua mới “nản lòng” – nhà đầu tư thay vì lạc quan hơn về tình hình thị trường quý II đã trở nên thận trọng và ưu tiên việc bán ra để giữ trạng thái danh mục đầu tư thận trọng.

Nếu những bất ổn trên thị trường tài chính thế giới giai đoạn tháng 3 cùng với số liệu lạm phát tháng 3 thấp hơn so với dự báo thì việc FED có thể chỉ tăng lãi suất 1 đợt vào đầu tháng 5 trước khi giữ mặt bằng lãi suất ở mức cao rồi dần hạ từ đầu năm 2024 – Sự lạc quan của nhà đầu tư toàn cầu thể hiện qua diễn biến tăng điểm của nhiều chỉ số chứng khoán Mỹ, châu Âu, châu Á… điều đó cũng không đồng nghĩa rằng TTCK Việt Nam cũng tăng điểm mạnh tương tự.

Có lẽ dẫu vẫn có sự biến động đồng pha của các chỉ số chứng khoán ở các nền kinh tế, khu vực nhưng biến động tăng giảm với biên độ nào, hay đôi lúc trái chiều của các chỉ số cũng có thể xảy ra.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tồn tại nhiều vấn đề, khó khăn có thể tiếp tục kéo dài đến cuối năm qua những số liệu chúng ta chứng kiến qua quý I về hoạt động chế biến chế tạo, xuất nhập khẩu, các dự án FDI, giải ngân đầu tư công…

Các nút thắt còn lâu mới được tháo gỡ triệt để - TTCK vẫn sẽ cần thêm nhiều thời gian để điều chỉnh tích lũy – giao dịch ngắn hạn, quản lý danh mục thế nào vẫn cần sự linh hoạt – Có lẽ việc đầu tư với tầm nhìn dài vẫn nên được ưu tiên hơn.

Các nhà đầu tư vẫn luôn đặt câu hỏi vậy đầu tư dài giai đoạn này thì nên chọn các nhóm cổ phiếu nào? Câu trả lời đơn giản và dễ dàng nhất đó là nên tập trung vào nhóm cổ phiếu chu kỳ, nhóm cổ phiếu tài chính bảo hiểm, nhóm năng lượng, tiện ích, bán lẻ, hàng tiêu dùng và kể cả một vài các doanh nghiệp bất động sản được chọn lọc kỹ.

Thêm vào đó, những cổ phiếu có chỉ tiêu P/E, P/B rẻ hấp dẫn – những cổ phiếu có tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt hấp dẫn so với thị giá hiện tại đều là những cổ phiếu có thể nắm giữ dài với mục tiêu đợi thị trường định giá đúng lại giá trị của các DNNY.

Tin bài liên quan