Big-Trends: Kiên trì chờ đợi cơ hội

Big-Trends: Kiên trì chờ đợi cơ hội

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Rất nhiều người đang tự hỏi điều gì xảy ra khi mà kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang khởi sắc hơn với GDP quý III ước tính 13,67% trong khi TTCK - hàn thử biểu của nền kinh tế lại giảm về đáy thời điểm đầu năm 2021.

Tâm lý nhà đầu tư bi quan hơn bao giờ hết khi chúng ta chứng kiến thanh khoản toàn thị trường giảm sút rõ rệt. Các chỉ số trung bình đều giảm phá đáy ngắn hạn và đang tiếp diễn trong khu vực thị trường gấu “Bear market”.

Bao trùm sự bi quan, chán nản của đại bộ phận nhà đầu tư thì tia hy vọng lại lóe sáng về một sự phục hồi của TTCK với nhiều toan tính giao dịch ngắn hạn đi kèm với các cơ hội điều chỉnh danh mục đầu tư.

Cho dù thị trường có hồi phục và điều chỉnh thêm thế nào thì chúng ta cũng chưa bàn tới, nhưng ít nhất VN-Index đã giảm sâu và bật nảy trở lại từ vùng hỗ trợ rất mạnh 1.100 điểm trước khi bật tăng trở lại ngưỡng 1.13x điểm với kịch bản hồi phục một nhịp từ 1.150 đến 1.200 điểm.

Cho dù nhà đầu tư cũng chưa thể lạc quan ngay về trạng thái diễn biễn TTCK với những kỳ vọng lớn, nhưng cơ hội của những phiên “bull pack” từ các ngưỡng hỗ trỡ trợ mạnh thường hứa hẹn một số cơ hội giao dịch ngắn hạn tạm gọi là “hấp dẫn” với những ai đang có vị thế tiền nhiều hơn tỷ trọng cổ phiếu nắm giữ.

Nhiều nhà đầu tư vẫn hay tìm kiếm các lý do để giải thích tại sao TTCK lại giảm khi mà nền kinh tế có những thông tin hỗ trợ hay đưa ra những quan điểm mơ hồ về giá của cổ phiếu và cho rằng nhiều cổ phiếu sẽ không thể giảm giá hơn và chỉ đứng ở mức giá này.

Hai luồng tư duy đã rất rõ để đánh giá. Một là kinh tế vĩ mô, nền tảng cơ bản tốt của một doanh nghiệp không là nguyên nhân chắc chắn khiến TTCK sẽ hồi phục đi lên cũng như giá cổ phiếu sẽ tăng. Hai là tin tức có thể đi trước hoặc sẽ phản ánh vào giá trong cả một quá trình vận động của TTCK hay cổ phiếu riêng lẻ.

Có những yếu tố ảnh hưởng có thể được giải thích hoặc không và chúng ta cũng không thể đo lường yếu tố nào ảnh hưởng hơn và như thế nào đến diễn biến của VN-Index hay của một cổ phiếu mà chúng ta đang hướng tới hoặc đang nắm giữ.

Nhiều cổ phiếu giảm điểm hay tăng điểm mà đôi khi không có lý do gì đặc biệt. Giá tăng hay giảm đôi khi phụ thuộc vào sự kỳ vọng của nhà đầu tư, sự bi quan hay lạc quan về tương lai của nền kinh tế, về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư cẩn trọng buộc phải có một đánh giá tổng thể đủ sâu sắc với những phân tích thận trọng về những rủi ro có thể gặp phải nếu đầu tư vào một giai đoạn mà những cổ phiếu định nắm giữ với mục tiêu rủi ro thấp nhất trong khi biên lãi đủ hấp dẫn thỏa đáng trong thời gian hợp lý hơn là ngắn hạn (đôi khi phụ thuộc thêm vào diễn biến thị trường chung).

Việc thị trường đang có dấu hiệu tạo đáy ngắn hạn tại 1.100 với kỳ vọng con sóng hồi đủ T cũng không phải là điều gì quá to tát, rồi thị trường có điều chỉnh thêm tích lũy thì cũng cần thêm thời gian đối với các nhà đầu tư kiên trì chờ đợi các cơ hội.

Tư duy “giàu nhanh” nếu có thể là điều mà rất nhiều nhà đầu tư suy nghĩ khi thị trường trong giai đoạn ‘Uptrend” thì phương châm “giàu chậm” có lẽ không chỉ đúng với chiến lược đầu tư trong quá trình kéo dài mà đúng vào thời điểm hiện tại.
Nhà đầu tư cẩn trọng có lẽ không kỳ vọng nhiều vào khả năng dự báo thị trường. Điều quan trọng là diễn biến cổ phiếu ngắn hạn mà họ sẽ thích việc mua và nắm giữ - những cổ phiếu rẻ mà mình đủ hiểu và yên tâm cho dù diễn biến thị trường có điều chỉnh “kéo dài”.

Tin bài liên quan