Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức là ngày 24/3. Thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 14/4/2020. Và với khối lượng chứng khoán đang niêm yết và lưu hành 52,38 triệu cổ phiếu, Bidiphar sẽ phải chi khoảng 78,57 tỷ đồng để trả cổ tức đợt này cho cổ đông.
Bên cạnh đó, Bidiphar sẽ sử dụng danh sách cổ đông chốt trên để tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2020. Đại hội sẽ thực hiện trong tháng 4, tại hội trường Công ty, số 498 Nguyễn Thái Học, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Thời gian cụ thể và nội dung hợp sẽ được Công ty thông báo sau.
Trước đó, vào tháng 1/2020, Bidiphar đã thông qua việc nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại DBD lên 100%, đồng thời thống nhất thông qua nội dung Bidiphar sẽ điều chỉnh Danh mục ngành nghề kinh doanh (các mã ngành phân phối hàng hóa cho bên thứ ba) nhằm đủ diều kiện nới room lên 100%.
Kết thúc năm 2019, doanh thu thuần của DBD đạt 1.270 tỷ đồng, giảm 10% so với năm 2018 và hoàn thành 85% kế hoạch đề ra; lợi nhuận sau thuế giảm 13%, đạt 141 tỷ đồng. Theo giải trình của Công ty, lợi nhuận giảm là do doanh thu giảm.
Tại thời điểm 31/12/2019, tổng tài sản của Bidiphar ghi nhận 1.655 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 50%, lên 138 tỷ đồng và tài sản dở dang dài hạn gấp hơn 6,5 lần đầu kỳ, lên 166 tỷ đồng bởi chủ yếu DBD tập trung đầu tư lớn vào các dự án Nhà máy công nghệ cao, dây chuyền sản xuất thuốc điều trị ung thư…
Đại diện Công ty cho biết, năm 2020, dự kiến nhà máy thuốc ung thư mới của DBD sẽ đi vào hoạt động quý III. Đây là nhóm sản phẩm có thế mạnh của DBD đã tạo dựng được uy tín trong các cơ sở điều trị. Dự kiến doanh thu nhóm sản phẩm này chiếm khoảng 12 % tổng doanh thu và tương ứng lợi nhuận khoảng 15% DBD.
Trên thị trường, sau những phiên khởi sắc cuối tháng 2, cổ phiếu DBD quay đầu điều chỉnh giảm nhẹ 1,7% và kết phiên 2/3 tại mức giá 47.500 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh khá hạn chế chỉ với 7.400 đơn vị.