Bị cáo Chung.

Bị cáo Chung.

Bị kê biên 3 bất động sản, ông Nguyễn Đức Chung nộp 10 tỷ đồng xin bảo lãnh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Chiều 11/12, phiên tòa xét xử ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tiếp tục phần tranh luận.

Trong chiều 11/12, luật sư Nguyễn Văn Tú (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Chung) đã bổ sung thêm tài liệu mới là phiếu nộp tiền của gia đình bị cáo đã nộp số tiền 10 tỷ đồng cho Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội. Đây là khoản tiền của gia đình bị cáo Chung nộp nhằm bảo lãnh cho trường hợp, nếu bị cáo Chung phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án thì sẽ khấu trừ vào số tiền nộp bảo lãnh này.

Mặc khác, hiện cơ quan pháp luật đã kê biên 1 nhà đất và 2 căn hộ chung cư của bị cáo Nguyễn Đức Chung để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án. Thông qua khoản tiền 10 tỷ đồng, gia đình bị cáo Chung cũng xin bảo lãnh cho việc kê biên số tài sản nhà, đất nói trên.

Theo hồ sơ vụ án, Công ty Watch Water bán chế phẩm Redoxy 3C cho Công ty Arktic 8,5 euro/kg. Nhận được sự ưu ái của bị cáo Nguyễn Đức Chung, từ năm 2016-2020, Công ty Arktic đã nhập khẩu gần 49 tấn chế phẩm Redoxy 3C, bán lại cho Công ty Thoát nước với giá hơn 163 tỷ đồng (295.000 đồng/kg đến 326.000 đồng/kg). Trong thương vụ này, Công ty Arktic thu lời 36,1 tỷ đồng. Số tiền này được xác định là thiệt hại của vụ án.

Trình bày quan điểm bào chữa, luật sư Tú cho rằng, VKS quy buộc Công ty Arktic là công ty của gia đình bị cáo Chung thì phải chứng minh được 3 yếu tố gồm quyền sở hữu, điều hành doanh nghiệp và hưởng lợi. Tuy nhiên, VKS chưa làm rõ các vấn đề này.

Đặc biệt, việc xác định hậu quả trong vụ án là hơn 36 tỷ đồng – số tiền chênh lệch giá trị do Công ty Thoát nước Hà Nội phải mua chế phẩm Redoxy 3C qua Công ty Arktic là không chính chính xác, không xem xét đánh giá bản chất của hợp đồng kinh doanh, thương mại.

Theo luật sư, Công ty Thoát nước Hà Nội không thể mua trực tiếp chế phẩm Redoxy 3C từ Công ty Watch Water (Đức) do chính sách bán hàng của họ. Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra không tiến hành giám định thiệt hại, không so sánh hiệu quả về chi phí, công nghệ, tác dụng… Ngoài ra, việc tính thiệt hại còn phải trừ đi các khoản thuế thu nhập mà Công ty Arktic đóng khi báo cáo thuế hàng năm.

Bào chữa cho bị cáo Võ Tiến Hùng – cựu Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội, các luật sư cũng cho rằng, thiệt hại trong vụ án này là số tiền mà Công ty Arktic được hưởng lợi. Do đó, hậu quả của vụ án không do bị cáo Hùng trực tiếp gây ra. Bị cáo Hùng không được hưởng lợi, không phải chịu trách nhiệm bồi thường nên các luật sư kiến nghị tòa án gỡ bỏ lệnh kê biên nhà đất của bị cáo Hùng.

Trước đó, tại phần luận tội, đại diện VKS cũng cho rằng, trong vụ án này, bị cáo Chung đã lợi dụng vị trí đứng đầu, giữ vai trò chủ mưu, chỉ đạo mua chế phẩm trái quy định.

Về dân sự, đại diện VKS đề nghị buộc các bị cáo liên đới bồi thường cho nguyên đơn dân sự là Công ty thoát nước Hà Nội số tiền hơn 36 tỷ đồng; tiếp tục kê nhiều tài sản của bị cáo Hùng, Giang, Chung và Công ty Arktic.

Tin bài liên quan