Bến Tre: Nhiều nhà máy có nguy cơ ngừng sản xuất do hạn mặn

Ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre nhận định, nếu hạn mặn tiếp tục kéo dài và không có nước ngọt để cung cấp có thể dẫn đến một số doanh nghiệp sử dụng nguồn nước ngọt lớn phải ngừng sản xuất, các ngành khác như dịch vụ, du lịch cũng sẽ bị thiệt hại nặng nề.
Toàn cảnh cuộc họp (ảnh: Trọng Tín)

Toàn cảnh cuộc họp (ảnh: Trọng Tín)

Chiều ngày 8/3, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bến Tre về hạn hán, xâm nhập mặn.

Tại buổi làm việc, ông Cao Văn Trọng cho biết, tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh diễn ra gat gắt, khốc liệt hơn rất nhiều so với đợt mặn lịch sử mùa khô năm 2015 - 2016.

Các tuyến sông chính trên địa bàn tỉnh độ mặn xâm nhập sâu từ tháng 1/2020. cụ thể, sông Cửa Đại và Hàm Luông độ mặn vượt ngưỡng 4%, sông Cô Chiên độ mặn 4% đã xâm nhập cách cửa sông khoảng 60km. Trên các tuyến sông nhánh, nội đồng, kể cả các đập tạm trữ nước đều bị nhiễm mặn trung bình trên 2% ở hầu hết tất cả các huyện, thành phố.

Theo dự báo từ nay đến ngày 15/3/2020, tình hình xâm nhập mặn sẽ còn tiếp tục tăng cao, xâm nhập mặn sâu hơn so với đợt mặn tháng 2/2020 và có thể kéo dài đến tháng 4/2020, độ mặn 4% có khả năng bao trùm trong phạm vi toàn tỉnh.

Bến Tre: Nhiều nhà máy có nguy cơ ngừng sản xuất do hạn mặn ảnh 1

Tình hình xâm nhập mặn tại tỉnh Bến Tre và nhiều tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu long còn diễn biến phức tạp (ảnh: Lê Toàn)

Ông Trọng cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp, UBND tỉnh đã xây dựng nhiều kịch bản ứng phí với nhiều cấp độ, tình hống hạn mặn tại các trạm đo hiện có và tăng cường thêm công tác quan trắc môi trường.

“Tỉnh đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện và đưa vào sử dụng các công trình thủy lợi đang triển khai, nhất là các công trình thuộc dự án Nam - Bắc Bến Tre, thực hiện đắp khản các đập tạm trên Sông Mã và đập tạm trên kênh Xáng, kênh Cây Da và sông Ba Lai”, ông Trọng nói và cho biết thêm, tỉnh đã đưa vào vận hành Hồ chưa nước ngọt Kênh Lấp (huyện Ba Tri) với trữ lượng 800.000m3, tạo được nguồn cung ổn định cho các nhà máy phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân thị trấn Ba Tri và 6 xã lân cận.

Về thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra, ông Trọng cho biết, mặc dù đã có nhiều biện pháp chủ động ứng phó, song tình hình xâm nhập mặn những tháng đầu năm 2020 diễn ra gay gắt, khốc liệt và vượt mốc đợt hạn mặn mùa khô nqwm 2015 - 2016 nên đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của người dân.

Cụ thể, trên lĩnh vực nông nghiệp có hơn 5.115ha diện tích lúa bị thiệt hại trong tổng số 5.287ha diện tích xuống giống, trong đó có 5.087ha bị thiệt hại trên 70%, 28ha bị thiệt hại từ 30 - 70%, diện tích còn lại đang bị ảnh hưởng và có khả năng cao là thiệt hại hoàn toàn.

Đối với lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, hầu hết ngành công nghiệp chế biến trong tỉnh đều sử dụng nước ngọt cho sản xuất, do đó hiện tượng xâm nhập mặn gât ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tỉnh, việc sử dụng nước nhiễm mặn sẽ làm suy giảm chất lượng sản phẩm, hư hỏng, giảm tuổi thọ các máy móc, thiết bị của doanh nghiệp.

Đặc biệt, tình trạng nước cấp bị nhiễm mặn gây ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Riêng một số nhà máy có yêu cầu sử dụng nước cao như sản xuất bia, thực phẩm, nồi hơi, nhuộm vải đã chủ động tự trang bị hệ thống lọc RO...

“Trước tình trạng này, nếu mặn tiếp tục kéo dài và không có nước ngọt để cung cấp có thể dẫn đến một số doanh nghiệp sử dụng nguồn nước ngọt lớn sẽ phải ngừng sản xuất, các ngành khác như dịch vụ, du lịch cũng sẽ bị thiệt hại nặng nề”, ông Trọng nhấn mạnh.

Bến Tre: Nhiều nhà máy có nguy cơ ngừng sản xuất do hạn mặn ảnh 2

Tỉnh Bến Tre kiến nghị Chính Phủ bố trí vốn Trung ương khoảng 250 tỷ đồng đầu tư tiếp hồ chứa nước ngọt và 850 tỷ đồng để triển khai giai đoạn 2 của dự án thủy lợi Bắc - Nam Bến Tre (ảnh: Lê Toàn)

Tại buổi làm việc, chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cũng đề xuất Thủ tướng xem xét ban hành cơ chế, chính sách mới trong việc điều phối, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Mêkong. Đồng thời, chỉ đạo nghiên cứu xây dựng một số hồ chứa nước ngọt, đặc biệt là vùng Tứ giác Long Xuyên...

Đồng thời, kiến nghị Chính Phủ tiếp tục quan tâm hỗ trợ, bố trí vốn Trung ương khoảng 250 tỷ đồng để Bến Tre đầu tư tiếp hồ chứa nước ngọt, quy mô 1,5 triệu m3 nhằm tăng thêm lượng nước ngọt dữ trữ để phục vụ cho cả 3 huyện ven biển.

Đối với dự án thủy lợi Nam - Bắc Bến Tre (giai đoạn 1) dự kiến hoàn thành trong năm 2020. tuy nhiên, hện thống thủy lợi trê địa bàn tỉnh chưa được khép kín. Vì vậy, tỉnh Bến Tre cũng kiến nghị Chính Phủ bố trí tiếp 850 tỷ đồng để triển khai đầu tư tiếp các hạng mục còn lại, nhất là việc gia cố hệ thống đê ven sông và đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ dự ánCấp nước sinh họa cho dân cư khu vực Cù Lao Minh trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng (giai đoạn 2). 

Tin bài liên quan