Bất động sản TP. Thủ Đức "cất cánh" cùng sân bay Long Thành

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hạ tầng mở lối, bất động sản “cất cánh”, như hai bánh răng của cỗ máy phát triển đô thị. Việc triển khai đồng loạt các công trình quan trọng như Sân bay quốc tế Long Thành, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Vành đai 2, 3… tạo nên mạng lưới liên kết vùng chặt chẽ giữa TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ. Trong đó, TP. Thủ Đức nổi lên như một “nút giao” chiến lược, vừa tiếp giáp trung tâm TP.HCM, vừa kết nối trực tiếp đến sân bay Long Thành – cả trên phương diện giao thông lẫn dòng chảy kinh tế.

TP. Thủ Đức sẵn sàng đón sóng sân bay Long Thành

TP. Thủ Đức, tâm điểm kết nối TP.HCM và sân bay Long Thành đang bước sang kỷ nguyên mới, đúng như dự đoán của chuyên gia và giới đầu tư. Chỉ khoảng 45 phút di chuyển từ TP. Thủ Đức đến sân bay Long Thành – được kỳ vọng sánh ngang với sân bay Kuala Lumpur (Malaysia) hay Suvarnabhumi (Thái Lan) – là một lợi thế rất lớn cho thành phố.

Là dự án trọng điểm cấp quốc gia, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 gần 4,7 tỷ USD, khi đi vào hoạt động (dự kiến đón chuyến bay thương mại đầu tiên từ ngày 2/9/2026), sân bay Long Thành sẽ tác động mạnh mẽ đến ngành công nghiệp, logistics và du lịch của Việt Nam. Sân bay Long Thành và xu hướng dịch chuyển nhà máy của các tập đoàn đa quốc gia giúp TP.HCM nói riêng và toàn vùng Đông Nam Bộ nói chung trở thành lựa chọn hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp từ Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore…

Điều này cũng kéo theo sự gia tăng nhu cầu làm việc và an cư của các chủ doanh nghiệp, quản lý người nước ngoài tại TP. Thủ Đức - nơi có môi trường sống hiện đại, hệ thống tiện ích nội - ngoại khu đa dạng và thiên nhiên trong lành đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mọi thành viên trong gia đình.

Từ TP. Thủ Đức dễ dàng di chuyển đến sân bay Long Thành qua cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây hiện hữu và tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành trong tương lai. Ảnh: Báo Chính phủ

Từ TP. Thủ Đức dễ dàng di chuyển đến sân bay Long Thành qua cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây hiện hữu và tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành trong tương lai. Ảnh: Báo Chính phủ

Các tuyến đường liên kết giữa sân bay và TP.HCM cũng được đẩy nhanh tiến độ xây dựng để sớm đưa vào khai thác đồng bộ, đặc biệt là cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và Vành đai 2. Dự kiến, tháng 9/2025, TP. Thủ Đức sẽ khởi công 2 đoạn còn lại của Vành đai 2. Đóng vai trò huyết mạch trên trục Đông - Tây của TP. Thủ Đức, Vành đai 2 sau khi khép kín sẽ thúc đẩy sự hình thành của các khu đô thị, khu dân cư mới khang trang, góp phần thay đổi diện mạo thành phố.

Ngoài ra, Vành đai 3, nút giao Mỹ Thủy và nút giao An Phú cũng đang được đẩy nhanh tiến độ nhằm giải quyết các điểm nghẽn giao thông, thúc đẩy giao thương liên vùng.

Bất động sản TP. Thủ Đức: Bức tranh sáng của thị trường

Năm 2025, TP. Thủ Đức giữ vững vị thế đầu tàu thị trường bất động sản, với thanh khoản sôi động và sức hút mạnh mẽ từ giới đầu tư.

Sau 4 năm thành lập, Thủ Đức đã đạt những tiến bộ trong phát triển kinh tế - xã hội, trở thành hạt nhân dẫn dắt kinh tế của TP.HCM, đóng góp 30% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) và chiếm 7% GDP cả nước.

Tuyến Metro số 1 chạy dọc theo Xa lộ Hà Nội, đi qua trung tâm TP. Thủ Đức – biểu tượng cho sự bứt phá về hạ tầng giao thông và diện mạo đô thị hiện đại của khu Đông TP. HCM. Ảnh: Báo Lao động

Tuyến Metro số 1 chạy dọc theo Xa lộ Hà Nội, đi qua trung tâm TP. Thủ Đức – biểu tượng cho sự bứt phá về hạ tầng giao thông và diện mạo đô thị hiện đại của khu Đông TP. HCM. Ảnh: Báo Lao động

Không chỉ đóng vai trò là đô thị sáng tạo, TP. Thủ Đức còn dần định hình bản sắc riêng qua các lĩnh vực văn hóa, giải trí và thương mại. Hàng loạt sự kiện lớn được tổ chức tạo nên môi trường sống năng động và đáng mơ ước.

Trong những năm tới, bất động sản TP. Thủ Đức không chỉ là động lực tăng trưởng của TP.HCM mà còn mở rộng tầm ảnh hưởng ra toàn khu vực phía Nam, tiếp tục dẫn dắt xu hướng thị trường và trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư lẫn cư dân tri thức.

Tin bài liên quan