Tại diễn đàn “Khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch nghỉ dưỡng” do Báo Xây dựng phối hợp với Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) tổ chức, ông Thiên đã có những chia sẻ về cơ hội của phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, trong bối cảnh ngành du lịch đang có những phục hồi đáng kể.
Theo ông Thiên, với ngành du lịch, xu hướng ấm lên đã tương đối rõ rệt, khi du lịch ấm lên tốt hơn, nhanh hơn so với xu hướng chung thì bất động sản nghỉ dưỡng, rộng hơn là bất động sản du lịch có những triển vọng khởi sắc. Đặc biệt đối với thị trường Việt Nam, điều này có tính tích cực cao hơn, Việt Nam có triển vọng phát triển du lịch, thu hút khách để cung cấp bất động sản nghỉ dưỡng là một vùng khá sôi động, sức hấp dẫn trong xếp hạng quốc tế đi trước và tích cực hơn, đây bao gồm triển vọng dài hạn và xu hướng kinh tế ngắn hạn có những cải thiện.
Một số trung tâm rất đáng được quan tâm ví dụ như nghỉ dưỡng du lịch Hạ Long (Quảng Ninh), Sầm Sơn (Thanh Hóa), đi vào xa hơn nữa là Huế cũng đã bắt đầu trỗi dậy, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu đang sôi động trở lại. Như Phú Quốc là một điển hình của sau thời gian bị lắng xuống dữ dội thì có sự phục hồi khá mạnh, với du lịch cao cấp gắn với khách du lịch quốc tế.
Ông Thiên cho rằng, để thực sự tạo nên những chuyển biến về mặt thị trường, thanh khoản cho phân khúc bất động sản du lịch, cần tiến hành đồng thời nhiều giải pháp.
Về phía doanh nghiệp, chính quyền, theo ông Thiên, cần phải ráo riết thúc đẩy hơn nữa với tinh thần “Tình thế bất thường thì giải pháp phải khác thường”, để tình thế khó khăn lâu quá càng bị kẹt, theo cách cũ sẽ kẹt mãi thôi, những hội thảo, hội nghị hoặc những kiến nghị mang tính chất hệ thống cần phải được đưa ra một cách quyết liệt, ý kiến của các Hội, hiệp hội, các tổ chức doanh nghiệp cần phải được mạnh dạn hơn, quyết liệt, đòi hỏi một tư duy khác thường, chúng ta không vượt qua lối cũ thì cực kỳ khó tháo gỡ ở tình huống khó khăn này.
Theo ông Thiên, các địa phương, chính quyền cần phải có sự chia sẻ với doanh nghiệp, điều này liên quan trực tiếp đến thu nhập, việc làm của người dân, thu nhập ngân sách của địa phương, thu nhập của chính cán bộ địa phương,…
“Cần phải thống nhất được tinh thần trung ương cho phép các địa phương trong giới hạn nào được quyền chủ động sáng tạo và bảo đảm an toàn, như thế mới có thể tháo gỡ được, vì vướng vào đất đai không rõ ràng luật lệ không ai dám làm cả, biết là gỡ được nhưng không dám gỡ, thì phải có một cách tiếp cận giữa Trung ương và địa phương về mặt quyền lực, chủ động sáng tạo mạnh mẽ hơn rất nhiều thì lúc đó mới giúp cho nền kinh tế thoát khỏi một điểm kết, không thoát khỏi điểm ấy sẽ là vùng xoáy rất là nguy kịch”, ông Thiên nhấn mạnh.
Ở tầm vĩ mô, ông Thiên cho rằng, Chính phủ cần biết cách tạo ra những mạch xử lý vấn đề, những doanh nghiệp nào có sức lan tỏa thị trường mạnh đang gặp khó khăn thì cần tháo gỡ. Và khi Chính phủ hành động như vậy chính là cách cứu nguy thị trường.
Với trường hợp của Nha Trang, Khánh Hoà, theo ông Thiên, hiện nay Nha Trang cũng vừa được thông qua quy hoạch thành phố, đây là một quy hoạch đưa tầm của Nha Trang lên khác hẳn và đúng với tinh thần chung của tỉnh Khánh Hòa, khi mà quy hoạch tỉnh, tiếp cận mới sau Covid không chỉ cải tiến hay nâng cấp mà là cố gắng thành một đẳng cấp khác cho Khánh Hòa, đặc biệt là Nha Trang, Nha Trang hiện nay định hình được quy hoạch rất tốt. Nha Trang đang tự biến mình trở thành một mô hình của một đô thị sạch, sinh thái, thông minh với đặc trưng xanh, đây là một tầm rất cao và đây là một yếu tố để thấy rằng Nha Trang đang có một khí thế để tiếp tục tiến lên sau Covid. Trong khuôn khổ chuyển động chung của cả nền kinh tế.