Bất động sản Mỹ hấp dẫn các nhà đầu tư Trung Quốc

Bất động sản Mỹ hấp dẫn các nhà đầu tư Trung Quốc

(ĐTCK) Sắp tới đây, có thể hầu hết các khách sạn nổi tiếng nằm trong chuỗi khách sạn Hilton của Mỹ sẽ thuộc quyền sở hữu của người Trung Quốc. Gần đây nhất là Khách sạn Waldorf Astoria đã được Công ty Bảo hiểm Anbang (Trung Quốc) mua với giá 1,95 tỷ USD.

Thương vụ này đã trở thành thương vụ mua M&A lớn nhất trong lĩnh vực bất động sản trên nước Mỹ của nhà đầu tư Trung Quốc, cũng là thương vụ một khách sạn Mỹ bán được giá nhất.

Trong khi các công ty tư nhân của Trung Quốc và các cá nhân giàu có đã đặt chân đến thị trường địa ốc Hoa Kỳ từ mấy năm trước, thì trường vụ trên của Anbang đánh dấu sự xâm nhập của các công ty bảo hiểm quốc doanh Trung Quốc vào thị trường này.

Kể từ khi Trung Quốc nới lỏng các hạn chế về việc đầu tư ra nước ngoài của các công ty bảo hiểm vào năm 2012, cộng với thị trường bất động sản trong nước đang có dấu hiệu trầm lắng, trong khi “túi tiền” lại đang rủng rỉnh, các công ty có nguồn gốc từ Nhà nước này nhanh chóng tìm mua các khối tài sản ổn định ở nước ngoài.

Trước khi Anbang mua lại Khách sạn Waldorf Astoria, nhiều công ty bảo hiểm Trung Quốc khác đã rót vốn vào thị trường địa ốc London (Anh Quốc), nơi nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đánh giá là thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Vào tháng 7/2013, Công ty Bảo hiểm Ping An đã mua lại Tòa nhà Lloy tại London với mức giá là 388 triệu USD, trong khi đối thủ của Ping An là Life cũng không kém cạnh khi mua Tòa tháp Canary Wharf vào tháng 6 năm nay với giá cao hơn là 1,35 USD.

Năm 2011, Anbang được xếp hạng là công ty bảo hiểm lớn thứ hai của Trung Quốc, với tổng tài sản là 700 tỷ nhân dân tệ (tương đương 114 tỷ USD). Tuy nhiên, cũng giống như đa số các nhà đầu tư Trung Quốc giàu có khác, họ sẽ tập trung rót vốn vào các thành phố lớn, sầm uất của Mỹ và nhắm mục tiêu vào các tài sản thương hiệu.

Vào tháng 10 năm ngoái, Fosun International, một tập đoàn lớn của Trung Quốc đã mua Trung tâm thương mại Chase tại Manhattan New York với giá 725 triệu USD, trong khi Giám đốc điều hành của nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Soho là Zhang Xin mua lại 40% của Tòa nhà GM ở Manhattan (New York) vào tháng 3 năm ngoái.

Theo các đại lý bất động sản Manhattan, các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào lĩnh vực bất động sản của bang này là nhà đầu tư Trung Quốc. Hãng tư vấn bất động sản JLL cũng cho biết, New York chính là thị trường thuận lợi và hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư Trung Quốc trong năm 2014.

Theo phân tích của David Green - Morgan, một nhà tư vấn thuộc JLL, sự hấp dẫn của thị trường bất động sản New York đối với các nhà đầu tư quốc tế như Anbang là do thị trường ở các thành phố lớn có nhiều biến động, nhưng do có biến động, nên thanh khoản của thị trường rất tốt và các giao dịch được diễn ra rất dễ dàng.

Bằng cách chọn Waldorf Astoria, Anbang cũng đang thực hiện đúng chiến lược bất thành văn của các nhà đầu tư Trung Quốc là nắm giữ những tài sản có thương hiệu.

Khách sạn Waldorf Astoria có tuổi đời đã 83 năm, nằm trên phố Park Avenue của New York và đã từng được những khách hàng danh tiếng như Winston Churchill, Marilyn Monroe và nhiều nhà lãnh đạo, cũng như các ngôi sao trên thế giới từng chọn làm nơi lưu trú. Hilton Worldwide (HAD) đã sở hữu khách sạn này từ năm 1949 và nay nó thuộc về người Trung Quốc.

Bên cạnh việc mua bán lại các khách sạn hàng đầu của Hilton để đảm bảo sự vững chắc đồng vốn, thì việc này cũng là cách các công ty lớn của Trung Quốc, nhưng ít được biết đến bên ngoài nước này quảng bá tên tuổi của mình.

Điều này đã được khẳng định trong thương vụ Fosun mua lại Tòa nhà Chase Manhattan, vụ Zhang Xin góp vốn vào GM, hay Shanghai Greenland Group mua lại một phần của dự án nhiều tỷ USD Ocean Yards 1 năm trước đây.

Điều trước mắt có thể thấy là các công ty bảo hiểm, cũng như các tập đoàn tư nhân và giới nhà giàu Trung Quốc sẽ tiếp tục mua sắm các tài sản bất động sản ở Mỹ cho đến khi thị trường bất động sản Trung Quốc có những cải thiện đáng kể trở lại.

Hotline Báo Đầu tư Bất động sản:Phía Bắc: Anh Trọng Hiếu (0904.405.665). Phía Nam: Anh Tăng Triển (0989.108.610). Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com

Phát hành

Hà Nội: 47 Quán Thánh, Ba Đình - ĐT: 04 38450537/Fax: 04 38235281
TP. HCM: 178 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3- ĐT: 08 39305311 - 08 39305316/Fax: 08 39305317 - 08 39305318

Tin bài liên quan