Bất động sản miền Trung, cuộc đua “săn” đất nền ven biển

Bất động sản miền Trung, cuộc đua “săn” đất nền ven biển

(ĐTCK) Chiến lược kinh tế biển đã và đang thực sự phát huy và đánh thức mạnh mẽ khu vực duyên hải miền Trung thông qua ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch. Từ du lịch, các loại hình kinh tế khác được kích hoạt và nâng tầm giá trị, trong đó có bất động sản ven biển.

Cú huých từ tuyến ven biển

Ven biển miền Trung đã đổi thay nhanh chóng từ khi tuyến ven biển được các địa phương quy hoạch, đầu tư và phóng tuyến. Những vùng đất hoang hoải, làng chài nghèo, sóng biển vỗ lặng lẽ bên những hàng dương vi vu trong những ngày gió chướng đã được thay thế bằng những dự án nghỉ dưỡng đẳng cấp, khu dân cư khang trang, đô thị hiện đại với những Cửa Lò (Nghệ An); Nhật Lệ (Quảng Bình); Cửa Việt (Quảng Trị); Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế)…

Đặc biệt, những đổi thay nhanh chóng và rõ rệt nhất ven biển miền Trung là Đà Nẵng đã rất thành công khi mở tuyến đường ven biển Hoàng Sa - Võ Nguyễn Giáp - Trường Sa. Tuyến đường ven biển dài 27 km từ Bãi Bắc (bán đảo Sơn Trà) đến giáp địa phận tỉnh Quảng Nam này đã làm thay đổi bộ mặt của Đà Nẵng, đưa thành phố này trở thành địa chỉ du lịch nổi tiếng trên thế giới.

Trên tuyến ven biển này, nhiều khu resort đẳng cấp quốc tế, khu nghỉ dưỡng sang trọng đã được các nhà đầu tư lớn xây dựng lên, như Crowne Plaza Đà Nẵng, Furama Resort, Premier Village Đà Nẵng Resort; Aria Đà Nẵng hotel and resort…

Phối cảnh dãy thương mại về đêm dự án Nhơn Hội New City

Rất nhiều thương hiệu du lịch nổi tiếng thế giới như InterContinental, Hyatt, Pullman, IHG, Four Points by Sheraton… đã xây dựng dự án tại tuyến đường ven biển. Giá trị bất động sản tại khu vực không ngừng tăng lên, bởi nhiều nhà đầu tư chỉ mong sở hữu một khu đất tại tuyến đường này để thực hiện dự án du lịch.

Trong khi đó, Quảng Nam cũng đã thành công với việc khai thác mặt tiền biển khi tuyến  ven biển từ Hộ An-Tam Kỳ được đầu tư và và nay là Dự án Đường trục chính từ Khu công nghiệp Tam Thăng đi cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai kết nối với đường ven biển Dung Quất-Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).

Điểm nhấn Quy Nhơn

Trong số các địa phương chủ động, tích cực triển khai chiến lược kinh tế biển, Bình Định đã để lại dấu ấn đậm nét trong việc chủ động chi ngân sách địa phương đầu tư tuyến ven biển Hoài Nhơn-Quy Nhơn dài hơn 100km và cầu Nhơn Hội, cây cầu khi mới khánh thành được ghi nhận là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam.

Từ những hạ tầng giao thông huyết mạch này, Bình Định đã tiến lên những bước đi mạnh bạo, vững chắc và dài hơi hơn bằng việc quy hoạch bán đảo Phương Mai thành Khu kinh tế ven biển Nhơn Hội. Khu kinh tế này được các chuyên gia đánh giá về tương lai là một “Hồng Kông bên hông Quy Nhơn”. Ban đầu từ một vài dự án du lịch ở xã Cát Tiến (huyện Phù Cát);  Quần thể du lịch lịch sử - sinh thái - tâm linh Linh Phong và Khu du lịch Trung Lương… nay, Nhơn Hội, Quy Nhơn đã là điểm dừng chân lý tưởng của những nhà đầu tư quy mô: Tập đoàn FLC với khu nghỉ dưỡng Nhơn Lý; Tập đoàn Phát Đạt, Hưng Thịnh, TMS và mới đây nhất là cái bắt tay giữa Phát Đạt và Công ty Bất động sản Danh Khôi (DKR) trong việc phát triển dự án Khu đô thị Nhơn Hội New City đã làm “nóng rẫy” thị trường bất động sản Quy Nhơn. Đồng thời, tạo nên một con sóng mới cho thị trường này, khi hơn hàng ngàn sản phẩm đất nền sồ đỏ ven biển vừa công bố đã được nhà đầu tư đón nhận.

Theo ông Nguyễn Hoàng Sơn, phó tổng giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị Công ty Danh Khôi (DKR), sở dĩ bất động sản liền thổ tại các trục đường ven biển hiện nay trở nên vô giá là nhờ yếu tố khai thác có giá trị quá lớn, được ví như “gà đẻ trứng vàng”, nên những ai đã sở hữu đều không có nhu cầu bán lại, phần lớn những người đang sở hữu được đất nền ven biển đắc địa tại các trục đường kể trên là do biết nắm bắt được cơ hội từ trước.

“Đây cũng là câu chuyện mà nhiều nhà đầu tư thấy được tại các khu vực ven biển phát triển mới, nơi có nguồn cung mới có thể tiếp cận được và dư địa phát triển nhiều đề đón đầu cho một xu hướng mang tính tất yếu”. ông Sơn phân tích và cho rằng, đó là lý do khiến giá đất nền ven biển luôn có sức hút lớn và thường có biên độ tăng giá cao.

Trước tốc độ phát triển nhanh chóng của những khu đô thị và áp lực lớn về mặt bằng, quỹ đất khi các nhà đầu tư liên tục tìm về, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã chủ động lập quy hoạch chung, mở rộng không gian đô thị theo nhiều kịch bản trong đó là việc đầu tư các tuyến giao thông vành đai làm đường cơ sở để quy hoạch các dự án như: QL19, nâng cấp cảng hàng không Phù Cát; mở rộng cảng biển Quy Nhơn gồm khu bến Quy Nhơn - Thị Nại, khu bến Nhơn Hội, các bến địa phương… thành cảng biển hiện đại; đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới một số bến thuyền du lịch ven đầm Thị Nại, phát triển các tuyến du lịch nội địa và quốc tế.

Giai đoạn 2021-2030, Bình Định dự kiến tổng vốn đầu tư trên 10.316 tỷ đồng; trong đó đầu tư nâng cấp và mở tuyến đường tỉnh 8.264 tỷ đồng, xây dựng các bến bãi đỗ xe 211 tỷ đồng và đường đô thị 950 tỷ đồng…

Tổng diện tích đất dành cho phát triển giao thông trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 là 3.303 ha và đến năm 2030 là 3.737 ha. Và, theo quy luật thị trường, khi mà hạ tầng giao thông được đầu tư thì dư địa cho Bất động sản là cực kỳ lớn. Dẫu vậy, cũng không có nghĩa là chấp nhận sự chần chừ từ các nhà đầu tư bởi thị trường luôn ẩn chứa những bất ngờ thú vị.

Tin bài liên quan