Phục vụ cho chiến lược biến Phan Thiết - Mũi Né thành điểm đến hàng đầu châu Á, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý nâng tổng mức đầu tư sân bay Phan Thiết lên mức 10.000 tỷ đồng. Với mức đầu tư này, sân bay Phan Thiết sẽ là một trong 3 sân bay lớn nhất của miền Trung.

Phục vụ cho chiến lược biến Phan Thiết - Mũi Né thành điểm đến hàng đầu châu Á, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý nâng tổng mức đầu tư sân bay Phan Thiết lên mức 10.000 tỷ đồng. Với mức đầu tư này, sân bay Phan Thiết sẽ là một trong 3 sân bay lớn nhất của miền Trung.

Bất động sản biển Bình Thuận: Bỏ tiền vào đâu?

(ĐTCK) Không còn là thị trường mới nổi, cuối 2018 đến đầu 2019, Bình Thuận chính thức trở thành "ông hoàng" của sân chơi bất động sản với loạt dự án khủng dồn dập công bố. Điều đáng nói, cuộc đổ bộ lần này đã được các đại gia tính toán kỹ lưỡng, chọn thời mới “phất cờ”.

"Chảo lửa" Bình Thuận

Vẫn là mô típ phát triển hạ tầng kéo theo phát triển bất động sản du lịch, song trong khi Phú Quốc ghi đậm dấu ấn của các ông trùm như Vingroup, Sungroup, BIM Group, thì Bình Thuận lại là thị trường mở với sự góp mặt của hàng trăm chủ đầu tư lớn nhỏ tạo nên không khí sục sôi chưa từng thấy.

3 tháng cuối năm 2018, Bình Thuận đón 8 dự án lớn với tổng vốn đầu tư hơn 1,2 tỷ USD. Đáng chú ý là Novaland với dự án Nova Hills, Apec Group với dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né Resort, VNGroup với dự án Goldsand Hill Villa, Tập đoàn FLC với dự án FLC Mũi Né & Beach Resort. 

Đến đầu 2019, khi Phú Quốc gây chú ý với sự xuất hiện của Sailing Club Villas Phu Quoc (BIM Group). thì Bình Thuận tiếp tục vượt lên đón thêm 4 bom tấn với tổng vốn lên đến 385 triệu USD.

Tính đến thời điểm hiện tại, những quỹ đất đắc địa của Bình Thuận đều đã được các ông lớn địa ốc như Hưng Thịnh, TMS, Novaland, Apec Group, VNGroup, TTC, Việt Úc… gom trước đó để làm các siêu dự án. Không chỉ có các tên tuổi này, giới địa ốc rỉ tai, hầu hết các chủ đầu tư có quỹ đất tại TP.HCM đều đã gom đất ở khu vực Bình Thuận đợi thời cơ bung dự án.

Ông Trần Hiếu, Phó tổng giám đốc Tiếp thị và Kinh doanh Công ty DKRA Việt Nam, đơn vị phát triển thành công Queen Pearl Mũi Né cho rằng, 2019 chính là thời điểm vàng cho bất động sản Bình Thuận.

Thứ nhất, năm 2019, sân bay Phan Thiết chính thức khởi công tạo ra giá trị thực mà nhà đầu tư có thể nhìn thấy. Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết rút ngắn quãng đường từ TP.HCM đi Bình Thuận chỉ còn 1,5 giờ di chuyển cũng được ấn định khởi công trong 2020.

Thứ hai, TP.HCM đang siết chặt cấp phép dự án mới, thì nhiều khả năng, các chủ đầu tư có  sẵn quỹ đất tại Bình Thuận sẽ đồng loạt bung hàng để linh hoạt dòng tiền.

Thứ ba, nhiều nhà đầu tư cá nhân đang hình thành xu hướng dịch chuyển dòng tiền từ các thị trường kỳ cựu đã bão hòa, giá cao sang thị trường ở thời điểm “bình minh” như Bình Thuận.

Vùng đầu tư thông minh

Trong khi các ông trùm đang ra sức o bế dải duyên hải từ Phan Thiết đến Mũi Né, thì một số nhà đầu tư nhanh nhạy lại chọn thị xã Lagi làm điểm chớp thời cơ. Đơn cử, trong hạ tuần tháng 3, dự án nhà phố biển thương mại Queen Pearl Marina Complex nằm trong tổ hợp đô thị lấn biển có vị trí đẹp nhất Lagi chính thức ra mắt thị trường.

Giải mã lý do chọn Lagi trong thời điểm bùng nổ, một số chuyên gia lý giải, khoảng đầu năm 2020, thị xã Lagi sẽ chính thức lên thành phố. Đây là lợi thế rất lớn quyết định đến biên độ tăng giá của bất động sản.

Nhìn từ bài học của một số thị xã ven biển được nâng cấp lên thành phố, giá đất đều có sự biến động mạnh. Tại Hà Tiên trước thềm lên thành phố, giá đất tăng từ 3 triệu đồng/m2 (2017), đã tăng lên 10 triệu đồng/m2 (2018), hay Sầm Sơn (Thanh Hóa), chỉ trước thời điểm lên thành phố 6 tháng, giá đất khu vực này ghi nhận tăng mạnh từ 50-200%.

“Lên thành phố là cơ hội tuyệt vời để thị xã quảng bá hình ảnh du lịch, thu hút kêu gọi đầu tư, chỉnh trang hạ tầng đô thị. Từ đó thúc đẩy giá trị bất động sản gia tăng”, một chuyên gia bất động sản nhận định.

Cơ sở hạ tầng được đầu tư bài bản, hệ thống giao thông thông suốt cùng tiềm năng phát triển du lịch, thương mại là đòn bẩy đưa bất động sản Lagi bứt phá mạnh mẽ. 

Về vị trí, Lagi tỏ rõ nhiều thế mạnh khi chỉ cách TP.HCM 150 km, cách Vũng Tàu 80 km, khoảng cách này gần hơn so với Phan Thiết, Mũi Né. Khi tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết hoàn thành, từ TP.HCM đến Lagi chỉ mất khoảng 1,5 giờ di chuyển.

Trong xu thế người trẻ kiếm tìm ngôi nhà thứ hai có giá trị vừa tầm, cạnh biển để nghỉ dưỡng thì Lagi là sự lựa chọn phù hợp.  Mặt khác, với vị trí trung gian nằm giữa TP.HCM - Vũng Tàu - Phan Thiết, Lagi trở thành điểm dừng chân lý của du khách mỗi kỳ nghỉ.

Theo thống kê của phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Lagi, những năm gần đây, Lagi đang thu hút mạnh dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp homestay.

Nếu trước đây vào các dịp lễ hội lớn, thị xã đón khoảng 30.000 khách du lịch thì trong năm 2016, chỉ tính riêng lễ giỗ tổ Hùng Vương, con số khách du lịch đã tăng đột biến trên 70.000 khách. Một vài điểm du lịch mới đón trên 10.000 khách/ngày, vượt xa con số dự đoán và sắp xếp của khu du lịch. Còn các khách sạn đăng ký sức chứa 500 khách thì thực tế đã phải đón hơn 1.000 khách.

Trong năm 2018, du khách đến Lagi tiếp tục ghi nhận gia tăng nhanh. Mặc dù vậy, hiện nay các khu resort của Lagi còn khá ít. Trước thực trạng này, việc đầu tư vào các dự án biển ở thị xã Lagi đang được đánh giá là kênh đầu tư hiệu quả.

Cũng trong xu hướng đa dạng bài toán đầu tư bất động sản ven biển, các chuyên gia khuyến khích chọn lựa loại hình nhà phố biển thương mại có diện tích vừa phải 100 - 200 m2 và giá trị dao động từ 2 - 3 tỷ đồng, pháp lý rõ ràng và nằm liền kề khu dân cư.

“Các dự án liền kề khu dân cư hiện hữu, trong trung tâm thành phố thường có tốc độ phát triển nhà ở nhanh hơn dự án biệt lập. Điều này giúp khách hàng đa dạng bài toán kinh doanh như cho thuê, vừa ở vừa cho thuê, làm mặt bằng kinh doanh, làm homestay hoặc nhà nghỉ, khách sạn...”, ông Trần Hiếu chia sẻ thêm.

Tin bài liên quan