Bất bình đẳng ở Mỹ thể hiện trên thị trường chứng khoán

Bất bình đẳng ở Mỹ thể hiện trên thị trường chứng khoán

(ĐTCK) Bất chấp nền kinh tế suy thoái và các cuộc biểu tình diễn ra rầm rộ trên khắp nước Mỹ, phố Wall vẫn liên tiếp có các phiên khởi sắc. Đây là xu hướng lạ và chưa có tiền lệ.

Trong những tuần qua, các cuộc biểu tình nở rộ trên khắp nước Mỹ để phản đối nạn phân biệt sắc tộc. Lệnh giới nghiêm ở Mỹ cũng được ban hành và các video về những người biểu tình đụng độ cảnh sát tràn lan trên các phương tiện truyền thông xã hội, sự hỗn loạn trở nên cực đoan quá mức.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán vẫn diễn biến rất tích cực và đây là một xu hướng tăng giá lạ thường và chưa có trong tiền lệ trong thời gian gần đây.

Các nhà đầu tư thực sự không quan tâm đến những gì xảy ra gần đây hay họ nghĩ rằng điều này sẽ không bao giờ ảnh hưởng?

Đầu tư chứng khoán, với sức mạnh của tiền bạc bị chi phối bởi sự giàu có của người Mỹ da trắng trong nhiều năm qua, không chỉ thúc đẩy sự bất bình đẳng, đóng vai trò là nguyên nhân sâu xa của những cuộc biểu tình, mà còn giúp nhà đầu tư dễ dàng bỏ qua sự hỗn loạn liên quan đến cái chết của người đàn ông da màu George Floyd.

Bất bình đẳng ở Mỹ thể hiện trên thị trường chứng khoán ảnh 1

Biểu đồ thể hiện các hộ gia đình Mỹ da trắng, da đen, gốc Tây Ban Nha nắm giữ cổ phiếu trong năm 2016.

Dữ liệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cho thấy khoảng 52% gia đình người Mỹ da trắng nắm giữ cổ phiếu trong năm 2016, trong khi các cuộc thăm dò của Gallup năm nay đưa con số này lên tới 55%.

“Thị trường chứng khoán không phải là một nền dân chủ phản ánh mối quan tâm của thế giới về bất bình đẳng hoặc chủng tộc. Đó là một cỗ máy đếm tiền, nơi các nhà đầu tư cân nhắc bao nhiêu tiền họ bỏ vào để đầu tư. Một sự khác biệt giữa thị trường chứng khoán và xã hội thực tế có thể được thúc đẩy bởi sự bất bình đẳng của cải đến mức độ giàu có, nó sẽ không công bằng trên cơ sở chủng tộc”, Aswath Damodaran, giáo sư tài chính tại Stern School of Business ở New York nói.

Các giai đoạn trước của tình trạng bất ổn chủng tộc ở Mỹ cũng có sự thờ ơ tương tự của nhà đầu tư: Bạo loạn Watts năm 1965, bạo loạn Los Angeles năm 1992 và cuộc nổi dậy ở Ferguson, Missouri vào sáu năm trước.

Tại Mỹ, các hộ gia đình da đen và gốc Tây Ban Nha sở hữu cổ phiếu với tỷ lệ chỉ bằng khoảng một nửa so với người da trắng, theo dữ liệu của Fed.

Nghiên cứu được công bố bởi Fed cho thấy xu hướng sở hữu tài sản đã làm gia tăng sự bất bình đẳng về tài sản, trong khi phân tích của Roosevelt Institute cũng cho thấy sự nắm giữ khác biệt đã giúp làm tăng khoảng cách giàu nghèo về chủng tộc.

John W. Rogers Jr, người sáng lập Ariel Investments, một trong những công ty đầu tư mà người da đen sở hữu nhiều nhất cho biết: “Chúng tôi không có sự giàu có của nhiều thế hệ. Vì vậy, chúng tôi không có ông, bà, cô dì để dạy chúng tôi về thị trường khi chúng tôi lớn lên và làm thế nào để có được sự giàu có có thể được tạo ra trên thị trường chứng khoán”.

Bất bình đẳng ở Mỹ thể hiện trên thị trường chứng khoán ảnh 2

Biểu đồ thể hiện số tiền các hộ gia đình nhận cổ tức được thanh toán

Bức tranh về bức bình đẳng càng được nhìn thấy rõ hơn khi đại dịch Covid-19 xuất hiện. gây ra tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và có khuynh hướng nghiêng về nhóm thiểu số ở Mỹ và thị trường chứng khoán cũng giảm hơn 30% vào tháng 3.

Bên cạnh đó, theo phân tích của Lenore Palladino, giáo sư tại Đại học Massachusetts Amherst các khoản thanh toán của cổ đông dưới hình thức mua lại cổ phiếu và cổ tức đã được chuyển cho các gia đình da trắng trong giai đoạn 2004-2019 là 13 nghìn tỷ USD, so với 181 tỷ USD đã chuyển đến các hộ gia đình da đen và 212 tỷ USD cho các hộ gia đình gốc Tây Ban Nha trong cùng thời kỳ.

Tin bài liên quan