Bảo hiểm trách nhiệm giám đốc (D&O) được 95% DN trong Fotune 500 của Mỹ duy trì
Thờ ơ vì tốn kém?
Có thể khẳng định, chi phí mua bảo hiểm D&O không quá tốn kém. Tùy từng lĩnh vực kinh doanh, quy mô và doanh thu của doanh nghiệp mà có những mức phí khác nhau. Có những đơn bảo hiểm chỉ với mức phí vài chục triệu đồng/năm. Chi phí này không quá cao, trong khi lợi ích khi mua bảo hiểm lớn hơn nhiều lần.
Nếu không phải là lý do chi phí thì điều gì đang cản trở doanh nghiệp đến với bảo hiểm D&O? Có lẽ chính là nhận thức của cả doanh nghiệp lẫn cổ đông về trách nhiệm pháp lý của người điều hành doanh nghiệp. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, tổng giám đốc có cổ phần lớn trong doanh nghiệp, nên dù họ có quyết định sai thì cổ đông sẽ nghĩ chính người đó cũng thiệt hại, thậm chí còn nhiều hơn cổ đông, nên chẳng kiện cáo làm gì.
Thị trường chưa sẵn sàng đón nhận chính là rào cản lớn nhất của bảo hiểm D&O hiện nay. Đại diện một công ty bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cho biết, mảng bảo hiểm trách nhiệm rất khó bán, cho dù có nhiều sản phẩm mang tính bắt buộc. Được biết, ngoài Bảo hiểm Chartis, trên thị trường hiện nay không có nhiều doanh nghiệp mặn mà triển khai sản phẩm này.
Mở đường cho tương lai
D&O - bảo hiểm 3 trong 1
Bảo hiểm D&O là loại hình bảo hiểm được tạo lập để bảo vệ trách nhiệm cá nhân của các nhà quản lý doanh nghiệp trước các khiếu kiện phát sinh do hậu quả của những quyết định sai của họ, gây nên thiệt hại về mặt tài chính cho bên thứ ba là chủ nợ, cổ đông hoặc nhân viên trong doanh nghiệp...
|
Những cái được khi mua bảo hiểm D&O là khá rõ, vì đây là loại hình bảo hiểm được 95% các công ty hàng đầu trong danh sách Fotune 500 tại Mỹ ưa chuộng. Tại Việt
“Nhận thức ngày càng cao về rủi ro từ việc điều hành quản lý của các vị lãnh đạo, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia mua loại bảo hiểm này, có doanh nghiệp còn yêu cầu nâng hạn mức bảo hiểm lên 20 triệu USD. Đây là những tín hiệu vui cho bảo hiểm D&O phát triển”, đại diện Chartis chia sẻ.
Một hy vọng khác cho các công ty bảo hiểm đang triển khai bảo hiểm D&O là, Nghị định 102/2010/NĐ-CP đã được ban hành sẽ là bước tiến lớn trong việc bảo vệ cổ đông nhỏ khi dành cho họ quyền khởi kiện cán bộ quản lý vi phạm trách nhiệm trong việc điều hành công ty. Nghị định này cũng đặt nặng hơn vấn đề trách nhiệm pháp lý của người điều hành công ty. Do vậy, điều này sẽ khiến những người điều hành công ty tìm kiếm một giải pháp bảo vệ mình trước những rủi ro pháp lý trên.