Các DN bảo hiểm đang được chọn thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cho rằng, còn hơi sớm để nói về tiềm năng phát triển trong tương lai gần. Nhưng vì Việt Nam là một nước nông nghiệp cho nên bảo hiểm nông nghiệp có ý nghĩa xã hội rất lớn và do đó, cần sự hỗ trợ tích cực hơn của Nhà nước trong việc phổ biến loại hình bảo hiểm mang nhiều rủi ro này.
Việc nuôi tôm phải đảm bảo đúng quy trình để giảm thiểu rủi ro
Sau một thời gian triển khai thí điểm, các DN đều thừa nhận, bảo hiểm nông nghiệp là một lĩnh vực khó, do đối tượng bảo hiểm là những động thực vật, chịu tác động rất nhiều bởi các yếu tố thiên nhiên, rủi ro được bảo hiểm và rủi ro không được bảo hiểm rất khó kiểm soát. Công tác quản lý rủi ro gặp nhiều khó khăn, nên khả năng trục lợi bảo hiểm cũng rất lớn. Trong thực tế triển khai bảo hiểm thủy sản vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng, có hiện tượng trục lợi bảo hiểm khi rất khó định lượng bao nhiêu tôm cá nuôi trong ao hồ bị chết hoặc bị thất thoát…
Điển hình, hiện nay bảo hiểm con tôm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm thủy sản đang được triển khai thí điểm theo Quyết định 315-QĐ/TTg của của Thủ tướng Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đây là một nghiệp vụ khó, phức tạp. Và nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm là phải đánh giá rủi ro trước khi nhận bảo hiểm. Bên cạnh đó, việc nuôi tôm còn phải tuân theo đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo chất lượng và tránh phát sinh dịch bệnh… Đây cũng là cơ sở chính yếu để cấp hợp đồng bảo hiểm và giải quyết bồi thường về sau.
Đại diện Bảo Minh cho biết, thời gian qua, có những trường hợp nuôi tôm không đúng quy trình kỹ thuật tại Cà Mau mà công ty này từ chối cấp hợp đồng bảo hiểm. Theo quy định thì mỗi năm chỉ được nuôi 2 vụ: vụ 1 thả giống từ tháng 1 đến tháng 5, vụ 2 thả giống từ tháng 10 đến tháng 12. Thế nhưng, một số hộ nuôi tôm tại khu vực này thả nuôi vụ 2 vào trước tháng 5 (tức trong thời gian thả vụ 1). Điều này vô cùng nguy hiểm khi mầm mống dịch bệnh vẫn còn, làm tăng rủi ro không chỉ cho chính hộ nuôi tôm đó, mà còn ảnh hưởng đến vùng nuôi tôm chung. Thực trạng này cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đánh giá rủi ro của Bảo Minh trước khi nhận bảo hiểm.
“Thực tế, vì có bảo hiểm nên người dân mới thả tôm sai quy trình như thế với tâm lý, tôm chết, tôm dịch đã có bảo hiểm lo. Bởi trước đó, khi chưa có bảo hiểm, tất cả các hộ nuôi tôm đều ‘treo’ ao, ‘phơi’ ao, mà không dám thả tôm. Điều này chứng tỏ người dân cũng ý thức được rủi ro cao như thế nào nếu làm sai quy trình. Khi đó, Bảo Minh không thể nhận bảo hiểm bởi rủi ro không để định lượng hết, điều này trái với nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm”, đại diện Bảo Minh nhấn mạnh.
Trên thực tế, chưa nói đến hiện tượng trục lợi thì bản thân ngành nông nghiệp đã chứa đựng nhiều khó khăn và rủi ro, còn phụ thuộc lớn vào những yếu tố khó kiểm soát đó là thời tiết, khí hậu. Bên cạnh đó, khu vực nông thôn Việt
Theo đại diện Bảo hiểm Bảo Việt, tính đến hết tháng 5/2013, DN này đã chi trả bồi thường cho nông dân các tỉnh triển khai 3 sản phẩm bảo hiểm cây lúa, vật nuôi và thủy sản tổng cộng 350 tỷ đồng; trong đó riêng hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc liêu, Bảo Việt bồi thường thiệt hại về tôm là 340 tỷ đồng. Xét về hiệu quả kinh doanh đơn thuần thì bảo hiểm nông nghiệp đã bị âm do số tiền bồi thường vượt quá doanh thu phí bảo hiểm.
“Bảo Việt luôn xác định đây là một nhiệm vụ chính trị của DN, thực hiện theo tinh thần doanh nhân với nông dân và tinh thần DNNN với chủ trương của Chính phủ. Mục tiêu khi triển khai bảo hiểm nông nghiệp không vì lợi nhuận, nhưng để có thể triển khai lâu dài nghiệp vụ này thì cũng không thể để DN lỗ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung. Đây cũng là một vấn đề cần báo cáo Chính phủ để có cơ chế hỗ trợ các DN được giao nhiệm vụ triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp”, đại diện Bảo hiểm Bảo Việt cho biết.