Ngành nhân thọ kỳ vọng doanh thu sẽ tăng trưởng trở lại trong năm nay

Ngành nhân thọ kỳ vọng doanh thu sẽ tăng trưởng trở lại trong năm nay

Bảo hiểm nhân thọ: Ra ngõ gặp núi

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Doanh thu toàn thị trường nhân thọ tiếp tục giảm trong quý I/2024, kế hoạch có tăng trưởng doanh thu năm 2024 đang như ngọn núi trước mặt, khó vượt qua.

Theo số liệu của cơ quan quản lý nhà nước, năm 2024, dự kiến tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 243.472 tỷ đồng, tăng 7,19% so với năm 2023. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 163.785 tỷ đồng, tăng 5%.

CEO một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ bình luận rằng, so với mức giảm 12,5% của năm 2023, mục tiêu tăng trưởng 5% năm 2024 thể hiện sự quyết tâm của lãnh đạo ngành, song đây là mục tiêu không dễ thực hiện đối với doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

“Tuy vậy, các doanh nghiệp nhân thọ vẫn kỳ vọng với tăng trưởng kinh tế dự báo khả quan trong năm nay, hành lang pháp lý hoàn thiện hơn và đặc biệt là nỗ lực cải tiến sản phẩm, dịch vụ hướng tới khách hàng nhiều hơn… sẽ tác động tích cực tới thị trường nhân thọ nói chung, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhân thọ nói riêng”, vị CEO trên nói.

Được biết, năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5%. Nhiều tổ chức kinh tế dự báo rằng, Việt Nam vẫn sẽ là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực.

Lâu nay, kinh tế tăng trưởng luôn là động lực thúc đẩy ngành bảo hiểm, nhưng theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV), sau cuộc khủng hoảng truyền thông vừa qua, việc đưa lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng trở lại ngay trong năm nay là một thách thức rất lớn.

Thống kê sơ bộ của các doanh nghiệp nhân thọ cho thấy, tính đến tháng 3/2024, doanh thu phí bảo hiểm quy năm toàn thị trường này giảm 35%, trong đó kênh đại lý giảm 25%, bán qua ngân hàng (bancassurance) giảm 53%, các kênh khác tăng 28% nhưng tỷ trọng doanh thu không cao.

Theo IAV, với quyết tâm của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như nỗ lực của các doanh nghiệp, ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đang từng bước thay đổi theo hướng tích cực hơn. Khi doanh nghiệp đã có những bài học kinh nghiệm sâu sắc và nỗ lực tìm giải pháp tháo gỡ, thay đổi để cung cấp sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm chất lượng hơn, tập trung vào nhu cầu của khách hàng, niềm tin và sự ủng hộ của khách hàng sẽ trở lại, thị trường sẽ nhanh chóng hồi phục.

Mới đây, Generali Việt Nam đã cho ra mắt sản phẩm bảo hiểm với chi phí vừa tầm “VITA – An vui như ý” thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết chung, giúp khách hàng tiếp cận những đặc quyền bảo vệ toàn diện trước rủi ro tử vong, thương tật và tai nạn, cùng quyền lợi chăm sóc sức khỏe nội trú với chi phí hợp lý chỉ từ 6 triệu đồng/năm.

Hay tại Manulife Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng về một dòng bảo hiểm dễ hiểu và được cam kết hoàn phí, nhà bảo hiểm này vừa tung ra thị trường sản phẩm bảo hiểm nhân thọ “An tâm vui sống 2.0” với thời gian đóng phí ngắn nhưng được bảo vệ dài và cam kết hoàn phí lên đến 110% đi kèm nhiều quyền lợi khác…

Cùng với việc ra mắt sản phẩm mới, các doanh nghiệp nhân thọ còn tăng cường đầu tư vào các dự án đa dạng hóa kênh phân phối, nâng cao chất lượng dịch vụ, trải nghiệm khách hàng…, trong đó công nghệ tiếp tục là công cụ “cách mạng hóa”.

Tại diễn đàn “Bảo hiểm châu Á 2024” tổ chức tại TP.HCM mới đây, các diễn giả là lãnh đạo các công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam đều nhìn nhận rằng, giải pháp số hóa các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ là một trong những nhiệm vụ trọng yếu đang được đẩy mạnh triển khai và năm 2024, thị trường nhân thọ dự báo sẽ có chuyển biến tích cực hơn, trong đó có cuộc đua về số hóa.

Tin bài liên quan