Liên tiếp các vụ tai nạn ảnh hưởng đến môi trường an toàn cho học sinh tại các trường học thời gian qua khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng về an toàn học đường khi năm học 2022 – 2023 vừa bắt đầu.
Ốm đau, bệnh tật, đuối nước, tai nạn điện giật, sập cổng trường, sập tường rào… khiến phụ huynh, nhà trường ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo phòng tránh tai nạn để hạn chế tổn thất thì cũng đã quan tâm hơn đến các sản phẩm bảo hiểm học sinh của các công ty bảo hiểm bên cạnh sản phẩm bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Mùa tựu trường năm nay, Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) cung cấp ra thị trường sản phẩm bảo hiểm học sinh sinh viên toàn diện, hội tụ nhiều quyền lợi trong một như ốm đau, bệnh tật, thương tật thân thể do tai nạn, nằm viện điều trị nội trú, phẫu thuật do ốm đau, bệnh tật. Đáng chú ý, sản phẩm này còn bảo hiểm ngộ độc thức ăn, đồ uống hoặc hít phải hơi độc, khí độc, hỗ trợ mai táng phí trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong do ốm đau, bệnh tật, thai sản, tai nạn mà người tham gia bảo hiểm không phải đóng thêm phí bảo hiểm.
Điểm nổi bật của sản phẩm này là số tiền bảo hiểm linh hoạt từ 1 triệu tới 100 triệu đồng, mở rộng bảo hiểm với bệnh bẩm sinh, ưu đãi phí với đối tượng chính sách, miễn thời gian chờ khi tham gia nhóm trên 50 người hoặc hợp đồng tái tục liên tục.
Năm nay Covid đã được đẩy lùi, sinh viên học sinh đã đến trường đông đủ (không học từ xa như trước), phát sinh các bệnh về hô hấp như cúm mùa, sốt vi rút… cũng khiến phụ huynh, nhà trường không khỏi quan tâm đến các biện pháp phòng tránh cũng như nếu xảy ra rủi ro buộc phải nằm viện. Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng triển khai hiệu quả Chương trình "Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025" trên phạm vi toàn quốc.
Tuy là loại hình bảo hiểm tự nguyện với mức phí đóng bảo hiểm còn nhỏ nhưng sản phẩm bảo hiểm học sinh sinh viên lại mang lợi ích thiết thực nhằm bù đắp kịp thời hậu quả do tai nạn bất ngờ, ốm đau bệnh tật xảy ra với học sinh, hỗ trợ cho gia đình khắc phục khó khăn và sớm cho con em mình trở lại học tập bình thường.
Những năm gần đây, nhu cầu chăm lo cho sức khỏe ngày càng cao đã khiến doanh thu từ sản phẩm bảo hiểm hiểm sức khỏe (đã bao gồm sản phẩm bảo hiểm học sinh sinh viên) chiếm tỷ trọng lớn nhất. 7 tháng đầu năm 2022, sản phẩm bảo hiểm sức khỏe chiếm 31,5%, đạt 12.229 tỷ đồng, tăng 22,7% so với cùng kỳ (theo số liệu của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam).
Hàng triệu ca tai nạn chi trả bồi thường cho các vụ tai nạn, vụ phẫu thuật nằm viện, vụ tử vong của học sinh, giáo viên với số tiền bồi thường là tiền tỷ. Tính chung, 7 tháng đầu năm 2022, tổng số tiền bồi thường 3.725 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 30,5%.
Riêng Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn- Hà Nội năm 2021 đã giải quyết quyền lợi cho khoảng gần 15.000 hồ sơ bảo hiểm học sinh sinh viên trên toàn quốc.
Các chuyên gia đến từ BSH cũng cho biết, các sản phẩm bảo hiểm sinh viên học sinh của các công ty bảo hiểm trên thị trường có sự tương đồng về quyền lợi. Tuy nhiên, sản phẩm bảo hiểm của BSH có điểm khác biệt đó là mở rộng bảo hiểm ngộ độc thức ăn, đồ uống, hỗ trợ mai táng phí và chi trả một số bệnh bẩm sinh mà người tham gia bảo hiểm không phải đóng thêm phí bảo hiểm.
Nhiều cha mẹ học sinh sinh viên cũng đã bỏ tiền mua sản phẩm này cho con em mình nhưng không phải ai cũng hiểu hết quyền lợi của sản phẩm này do đó người tham gia bảo hiểm cần tìm hiểu kỹ quyền lợi sản phẩm và các trường hợp không được nhà bảo hiểm bảo vệ để tránh bị ảnh hưởng đến quyền lợi sau này. Đồng thời, mỗi công ty bảo hiểm cần tích cực tuyên truyền để sản phẩm phát huy hết tác dụng, tránh bị lãng phí, để giúp bảo vệ sinh viên học sinh trước những rủi ro và những biến cố có thể sẽ xảy ra mà không thể lường trước được.