Con số tổn thất và giá trị bảo hiểm vẫn đang được các doanh nghiệp tiếp tục cập nhật và dự đoán còn tăng. Bảo hiểm PTI cho biết, ngay khi nhận được các thông tin khí tượng thủy văn về việc bão Sơn Tinh sắp đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, Ban Tổng giám đốc Công ty đã chỉ đạo các đơn vị nằm trong khu vực bão đổ bộ khẩn trương trao đổi với khách hàng để kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống thiệt hại, bảo vệ tài sản, chuẩn bị sẵn sàng khi có bão. Đặc biệt, những tổn thất của tháp truyền hình tỉnh
Tháp truyền hình tỉnh
Theo ước tính ban đầu của PTI, tính đến ngày 30/10, có khoảng 50 khách hàng lớn của PTI bị ảnh hưởng bởi cơn bão Sơn Tinh, trong đó, thiệt hại nhiều nhất là nghiệp vụ tài sản kỹ thuật và xe cơ giới, cụ thể là các thiệt hại về ô tô, nhà xưởng, máy móc, hàng hóa, các cột thu phát sóng truyền thông và các cột ăng ten, nhà trạm của Công ty thông tin di động VMS. Tổng thiệt hại do cơn bão Sơn Tinh gây ra cho các khách hàng của PTI ước khoảng 27 tỷ đồng.
Con số thiệt hại của Bảo hiểm
Theo báo cáo do các Công ty Bảo Việt địa phương cung cấp thì mức độ tổn thất của nghiệp vụ bảo hiểm tàu thủy do hậu quả của bão Sơn Tinh là không lớn. Có 12 tàu cá bị hư hỏng tổn thất bộ phận, 2 tàu biển đứt neo, 1 xuồng chìm. Ước thiệt hại tạm tính đến nay khoảng 900 triệu đồng.
Tổng tổn thất dự kiến của Bảo hiểm Cathay là khoảng hơn 1 tỷ đồng, trong đó, lớn nhất là tại Công ty dệt Chính Thái, tổn thất khoảng 500 triệu đồng, còn tổn thất tại các xưởng sản xuất khác đều dưới 200 triệu đồng.
Một doanh nghiệp bảo hiểm lớn trong nước cũng ước tính thiệt hại tài sản của khoảng 25 vụ bảo hiểm là hơn 20 tỷ đồng. Đó là chưa kể các nghiệp vụ bảo hiểm khác như tàu bè, xe cơ giới…Hai doanh nghiệp bảo hiểm trong nước khác cũng đã thống kê con số thiệt hại sơ bộ hơn 100 tỷ đồng.
Ông Bùi Xuân Thu, Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh của PTI cho biết, trong thời điểm này, PTI đang tập trung triển khai các biện pháp khắc phục thiệt hại, tư vấn khách hàng hoàn tất các thủ tục bồi thường để nhanh chóng ổn định và tiến hành sản xuất. Các tổn thất thuộc các đơn bảo hiểm của PTI đều được thu xếp tái bảo hiểm bởi với các nhà tái bảo hiểm hàng đầu thế giới như Swiss Re, Asia Capital Re. Hiện nay, PTI đang khẩn trương làm việc với các đối tác này để chuẩn bị cho công tác thu đòi tổn thất tái bảo hiểm do đợt bão này gây ra, đảm bảo việc chi trả bồi thường nhanh chóng.
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, thảm họa thiên tai tại Nhật và Thái Lan năm 2011 đã làm thay đổi tư duy của ngành bảo hiểm quốc tế: phải trích dự phòng cho những thảm họa này vào phí bảo hiểm và chỉ nhận tái bảo hiểm trong một giới hạn trách nhiệm nhất định tùy vào chất lượng quản lý rủi ro của từng nước và từng doanh nghiệp bảo hiểm. Thời gian qua, Việt
Đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thừa nhận, từ cuối năm ngoái, các nhà tái bảo hiểm nước ngoài đã thông báo điều chỉnh tăng phí và thu hẹp phạm vi bảo hiểm, đặc biệt đối với rủi ro bão lụt. Tuy nhiên, việc thắt chặt các điều kiện tái bảo hiểm cũng có những tác động tích cực đến thị trường. Bởi hiện nay, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, cạnh tranh bằng cách hạ phí, vô hình trung làm cho tỷ lệ phí thấp hơn rất nhiều so với rủi ro thực tế. Khi các nhà tái bảo hiểm thắt chặt hơn sẽ buộc các doanh nghiệp bảo hiểm phải điều chỉnh mức phí theo đúng bản chất của rủi ro để đảm bảo nhiều quyền lợi hơn cho các khách hàng.
Vấn đề mà các doanh nghiệp bảo hiểm băn khoăn hơn chính là thảm họa thiên tai luôn để lại những hậu quả khôn lường, nhưng ý thức người dân và doanh nghiệp về vấn đề này chưa được nâng cao, dẫn đến ít tham gia.