Đó là một trong những nội dung mà HĐQT TTF sẽ trình ĐHCĐ thường niên 2018 tổ chức ngày 27/4 tới đây.
Ngoài ra, HĐQT TTF sẽ tiếp tục trình tờ trình tăng vốn điều lệ để bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh. HĐQT dự kiến các phương án tăng vốn bao gồm mua bán, sáp nhập doanh nghiệp hoặc các phương án khác. Dự kiến thực hiện trong quý II/2018.
Năm 2017, TTF đã phát hành 70 triệu cổ phiếu với mức giá 10.000 đồng/cp, vốn điều lệ tăng từ 1.446 tỷ đôi\ngf lên 2.146 tỷ đồng. Công ty đã sử dụng số tiền thu được để thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng là 675.4 tỷ đồng và bổ sung vào vốn lưu động 24,4 tỷ đồng.
Về kế hoạch kinh doanh, TTF đặt mục tiêu doanh thu đạt 1.520 tỷ đồng, tăng 11,5% so năm 2017. Lợi nhuận sau thuế đạt 76,6 tỷ đồng, gấp gần 32 lần so với thực hiện 2017.
Kế hoạch này tích cực hơn đáng kể so với “cảnh báo” của Tổng giám đốc TTF đã chia sẻ tại ĐHCĐ thường niên năm 2017 về việc “năm 2018, TTF sẽ còn lỗ nhưng sẽ là năm lỗ cuối cùng”.
Năm 2018, TTF tiếp tục phát triển nhóm khách hàng công trình, đặc biệt các hợp đồng của Tập đoàn Vingroup đã ký kết. Đồng thời, TTF cũng sẽ đẩy mạnh hơn mảng xuất khẩu, dự kiến tăng doanh thu ở thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.
Trong năm, công ty dự kiến chuyển nhượng vốn góp tại công ty con, công ty liên kết nhằm bổ sung vốn lưu động. Đồng thời, tiến hành thanh lý gỗ tồn kho chậm luân chuyển.
Hồi tháng 3/2018 vừa qua, HĐQT TTF đã thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ gần 5,3 triệu cổ phần, ứng với 26,74% vốn điều lệ Phú Hữu Gia. Đồng thời, Công ty con của TTF cũng chuyển nhượng 3 triệu cổ phần, tương đương 15,23% vốn. Giá thực hiện chuyển nhượng không thấp hơn mệnh giá.
Gỗ Trường Thanh là một thương hiệu lớn trong ngành, tuy nhiên vài năm vừa qua đã phải đối diện với rất nhiều khó khăn khi liên tục lỗ và đối mặt với nhiều vấn đề về quản trị