An toàn về thể chất và tinh thần được đặt lên hàng đầu
Các doanh nghiệp Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát và lan rộng. Nhiều tỉnh, thành trên cả nước đang phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Trong đó, Bình Dương, nơi Tân Hiệp Phát có nhà máy cũng hoạt động theo Chỉ thị 16 kể từ ngày 9/7 đến nay.
Nằm trong nhóm ngành hàng thiết yếu nên Tân Hiệp Phát may mắn là một trong số những doanh nghiệp được hoạt động sản xuất 3T (3 tại chỗ, ăn, ngủ, và sản xuất tại nhà máy).
Tân Hiệp Phát thực hiện “3 tại chỗ” trong công ty. |
“Đây là điểm khích lệ truyền năng lượng cho tổ chức. Người lao động làm việc hăng say khi họ không chỉ đáp ứng tốt cho tổ chức mà cho cả cộng đồng. Thời điểm này cả công ty cùng cố gắng vượt qua khó khăn nên an toàn về mặt thể chất và tinh thần được đặt lên hàng đầu. Mọi người đòi hỏi về tốc độ, nhưng tôi muốn nhấn mạnh đến việc làm sao nạp được năng lượng tích cực cho mọi người khi xung quanh mọi thứ đang tiêu cực”, bà Uyên Phương cho hay.
Chia sẻ, lắng nghe nhân viên là cách mà bà Trần Uyên Phương và ban lãnh đạo tập đoàn cùng họ vượt qua khó khăn.
Tinh thần không gì là không thể được phát huy
Hai giá trị “Không gì là không thể” và “Hôm nay phải hơn hôm qua và không bằng ngày mai” của Tân Hiệp Phát đã thấm vào máu từng người và được thể hiện hiệu quả trong những ngày làm việc giãn cách xã hội. Toàn thể cán bộ nhân viên đã thích nghi với công việc, cải tiến dịch vụ, cải tiến quy trình để phù hợp với thời điểm hiện tại để hiệu quả công việc được tốt nhất.
Trong khó khăn, ai cũng nghĩ cách cải tiến để đảm bảo tiêu chí 5K nhưng công việc vẫn được vận hành tốt. Như để vận chuyển một bao đường, nhân viên tìm cách sáng tạo vẫn đảm bảo 5K. Bếp ăn của Tân Hiệp Phát được kích hoạt chỉ trong 48h, mới đầu còn nhiều bối rối nhưng sau đó đã đi vào nề nếp. Bếp ăn hoạt động 24/24 vì có nhiều ca làm trong ngày trong đó có ca tối. Đầu bếp cũng luôn đổi mới món ăn, cố gắng tạo nên một bữa ăn giống như công nhân đang ăn tại gia đình để vơi đi nỗi nhớ nhà và chia sẻ niềm vui cùng nhau.
Tại Tân Hiệp Phát những ngày giãn cách nhân viên còn nhiều hoạt động tinh thần bổ ích như sáng tác nhạc, viết truyện, nhật ký hay tặng quà là các món ăn khô, tặng khẩu trang…
“Tôi không nghĩ có ngày nhà máy ở Bình Dương lại nhận được khẩu trang từ nhà máy Chu Lai, Hà Nam gửi tặng. Điều này khiến cán bộ công nhân viên tại nhà máy Bình Dương đang hoạt động 3T cảm thấy ấm áp khi được quan tâm, tinh thần được khích lệ”, Phó tổng giám đốc Trần Uyên Phương bày tỏ.
Sự gắn kết của lãnh đạo là điều quan trọng
Bà Trần Uyên Phương cho rằng người lãnh đạo là yếu tố quan trọng để kết nối, chia sẻ với mọi người.
“Chúng tôi luôn lắng nghe tâm tư của công nhân và nhân viên dưới nhà máy, nhân viên bốc xếp, nhân viên kho để họ không bị bỏ mặc. Thời điểm này nếu họ không thấy ai trong ban giám đốc thì rất không nên. Sự hiện diện của lãnh đạo quan trọng”, Phó tổng giám đốc Trần Uyên Phương nói.
Đoàn kết vượt qua khó khăn là truyền thống quý báu của người Việt. Tại Tân Hiệp Phát sự gắn kết về mặt cảm xúc luôn được chú trọng cùng với đó là sự hiện diện của lãnh đạo, kịp thời động viên tinh thần nhân viên.
Hiệp Phát chăm lo chu đáo cho từng cán bộ nhân viên từ những điều nhỏ nhất như vật dụng sinh hoạt hay từng bữa ăn hàng ngày. |
“Văn hoá của Việt Nam, bữa ăn gia đình rất quan trọng. Những nhân viên đã ăn ở nhà máy một tháng nay họ rất nhớ nhà, nhớ người thân. Lúc này họ rất mong chờ đến ngày 16/8 liệu có được kết thúc giãn cách hay không. Nhưng tình hình này chúng tôi nghĩ rằng có thể sẽ kéo dài thêm giãn cách. Nên sự hiện diện của lãnh đạo cùng chia sẻ tinh thần với nhân viên trong giai đoạn khó khăn rất quan trọng. Có những người, bố bệnh không dám xin về, có nhân viên người thân mất cũng không dám xin về, họ không dám phá vỡ kỹ luật của tổ chức và cố gắng vì một mục tiêu chung đảm bảo chông dịch an toàn và ổn định sản xuất. Chúng tôi lắng nghe tâm tư của nhân viên và cùng chia sẻ, kết nối về tinh thần, về cảm xúc. Nếu đưa ra những gì xa vời quá ở thời điểm này sẽ khó gắn kết được với mọi người”, bà Trần Uyên Phương cho hay.
Phó tổng giám đốc Tân Hiệp Phát, bà Trần Ngọc Bích kiểm tra việc thực hiện “3 tại chỗ” trong công ty |
Chia sẻ về những việc cần làm trong giai đoạn này, Phó tổng giám đốc Tân Hiệp Phát nói: “Tôi luôn quan niệm rằng gặp thử thách thì mới được lên đai. Mình có cơ hội để rèn luyện phát triển bản thân và nắm tay nhau cùng vượt qua khó khăn. Tôi cho rằng chúng ta đừng lãng phí thời điểm này, thời gian khủng hoảng cũng là thời gian tốt để làm mới mới, phát triển bản thân và có những bước đi vững chắc trong tương lai”.