Đây là lễ hội được tổ chức 1 năm một lần và đã được tổ chức chính thức 10 năm tại làng Przysieka.
Không chỉ là “con chim đầu đàn” trong việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng từ gia cầm, Ba Lan hiện cũng là nhà sản xuất ngỗng chính ở châu Âu.
Trước đây, thịt ngỗng đã từng xuất hiện trên bàn ăn của các gia đình Ba Lan, sau một thời gian không sử dụng thường xuyên, ngày nay thói quên tiêu dùng thịt ngỗng đã quay trở lại với người tiêu dùng Ba Lan.
Ba Lan cũng có một Viện nghiên cứu quốc gia về lai tạo và ấp các loại trứng ngỗng, đây cũng là nơi có trang trại duy nhất của Ba Lan được dùng để nghiên cứu ấp nở lai tạo các chủng loại ngỗng cho cả nước.
Tại đây, quy trình xuất xứ của từng quả trứng cũng như việc ấp nở ra từng con giống được phân loại và theo dõi rất chặt chẽ, rõ ràng. Các chuyên gia về ngỗng có thể biết được từng con ngỗng đã được đẻ từ quả trứng nào. Với một thiết bị như con chip gắn vào cánh mỗi con ngỗng các chuyên gia có thể theo dõi được 52 đời của các giống ngỗng đã được nuôi ấp.
Tại Viện nghiên cứu này, cũng có một khu nuôi giữ bảo tồn và phối giống nhiều chủng loại ngỗng đến từ Nga, Phaps hay Đan Mạch… Nhóm nghiên cứu này gồm 9 người trong đó có 2 giáo sư.
Tại buổi làm việc với các nhà nhập khẩu gia cầm đến từ Việt Nam, đại diện Viện nghiên cứu quốc gia tại làng Koluda Wielka cho biết, tại đây có 8.000 con ngỗng được nuôi đẻ trứng và mỗi năm sản xuất được 300 ngàn con giống.
Năm 2017, Viện đã phát triển thêm một trang trại nuôi ấp giống ngỗng mới với công nghệ đến từ Bỉ. Việc đầu từ này nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này.
Tại buổi làm việc với Viện nghiên cứu này, đại diện các doanh nghiệp nhập khẩu gia cầm khác đến từ Việt Nam cũng khá quan tâm đến các sản phẩm và thành phẩm chế biến từ trứng ngỗng của Ba Lan.
Ngoài các sản phẩm từ thịt ngỗng hay trứng ngỗng của Ba Lan, một số doanh nghiệp trong chuyến đi cũng đang tìm hiểu quy trình chuyển giao công nghệ lai phối và ấp các loại trứng ngỗng cho thị trường Việt Nam.
Ba Lan là nước có thế mạnh về sản phẩm nông nghiệp tại châu Âu
Trước đó, tại cuộc tọa đàm vừa diễn ra tại Thành phổ cổ Torun của Ba Lan có sự tham dự của các nhà sản xuất xuất khẩu Ba Lan, đại diện các cơ quan chức năng của Chính quyền tỉnh lubuskie và các nhà nhập khẩu thịt gia cầm đến từ Việt Nam.
Ngoài những thông tin chia sẻ trao đổi để tìm cơ hội hợp tác xuất nhập khẩu thịt gia cầm là các mặt hàng từ thịt gà, tại cuộc tọa đàm, các nhà sản xuất thịt gia cầm Ba Lan cũng rất quan tâm đến việc xuất khẩu các sản phẩm từ thịt gà Tây xông khói và thịt ngỗng. Đây là những mặt hàng Việt Nam cũng nhập khẩu nhưng nhu cầu tiêu thụ còn nhỏ.
Theo ông Nguyễn Quốc Văn - đại diện Công ty Thực phẩm Quốc Thịnh, thị trường Việt Nam đang nhập khẩu các sản phẩm gan ngỗng từ các nước Liên minh châu Âu. Công ty Quốc Thịnh cũng đang tìm hiểu nhiều mặt hàng khác từ ngỗng của Ba Lan có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường Việt Nam để nhập khẩu.