Apax Leaders là doanh nghiệp Edtech khơi nguồn trào lưu học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (ESL).

Apax Leaders là doanh nghiệp Edtech khơi nguồn trào lưu học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (ESL).

Apax Holdings vươn lên top đầu cuộc đua đầu tư Edtech

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Việt Nam hiện là một trong số 10 thị trường có tốc độ tăng trưởng Edtech lớn nhất thế giới. Đặc biệt dưới tác động ‘thuận’ của đại dịch Covid-19, cuộc chạy đua chiếm lĩnh thị phần của các ông lớn giáo dục đang trở nên gay cấn.

Cơ hội lớn chưa từng có

Dịch Covid đang đẩy các kế hoạch chuyển đổi số đi nhanh. Riêng giáo dục, tại thời điểm tháng 3/2021 đầu tư vào khởi nghiệp Edtech ở Đông Nam Á đã đứng thứ 3, chỉ sau đầu tư vào ngành bán lẻ và được dự báo tổng mức đầu tư có thể đạt tới 4,4 tỷ USD đến hết 2021.

Tại Việt Nam, làn sóng dịch lần thứ 4 đầu tháng 5/2021 đã đánh dấu sự thay đổi quan trọng về chất với Edtech khi khiến nhu cầu học trực tuyến tăng vọt và phụ huynh đã chấp nhận việc học online thu phí một cách rộng rãi.

Cộng đồng cũng bắt đầu tạo được thói quen học trực tuyến và sẽ vẫn duy trì tiếp kể cả sau khi dịch lắng xuống.

Theo dự báo của các chuyên gia hết tháng 7/2021, dịch bệnh cơ bản sẽ vượt qua đỉnh của lần 4 và có xu hướng giảm dần, đặc biệt khi ngày càng có nhiều người dân được tiêm phòng vaccine. Đây là cơ hội lớn cho ‘người sống sót’ khi nhiều đơn vị kinh doanh giáo dục nhỏ và yếu bị loại khỏi cuộc chơi, còn nhu cầu học sẽ bùng nổ.

Đặc biệt các tổ chức giáo dục lớn có cả 2 nền tảng Edtech online và offline kết hợp sẽ có lợi thế lớn hơn. Theo Ken Research và Ambient dự báo, thị trường Edtech của Việt Nam sẽ đạt giá trị 3 tỷ USD vào năm 2023 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt khoảng 20,2% trong giai đoạn 2019 – 2023.

Còn theo Edtech Agency, đến thời điểm hiện tại Việt Nam đang nằm top 10 thị trường có tốc độ tăng trưởng Edtech lớn nhất thế giới. Tổng vốn đầu tư vào các startup lĩnh vực này tại Việt Nam hiện khoảng 20,2 triệu USD, tăng trưởng khoảng 44,3% trong 2 năm vừa qua.

Apax Holdings lọt top đầu vốn nội

Một loạt các hoạt động đầu tư khác ngay trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng đã cho thấy độ nóng của cuộc đua và tiềm năng thị trường. Tổ chức Giáo dục Equest vừa công bố nhận được khoản đầu tư 100 triệu USD từ KKR của Mỹ.

Còn startup tiếng Anh mới Astrid (Thuỵ Điển) cũng đã kêu gọi đầu tư 5,3 triệu USD cho mảng học trực tuyến và nhảy vào thị trường Việt Nam.

Gần đây các công ty con của ông lớn Apax Holdings (HOSE: IBC) cũng nhanh tay và liên tục triển khai các kế hoạch lớn với nguồn vốn trong nước.

Chuỗi tiếng Anh cao cấp Apax Leaders – đơn vị khơi nguồn trào lưu học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (ESL) tại Việt Nam – đã tăng số trung tâm từ 70 lên 120 chỉ trong 3 quý cuối 2019 với số vốn gần 20 triệu USD.

Đơn vị này cũng vừa chi 3 triệu USD tiến hành nâng cấp chương trình giảng dạy tiếng Anh i-Garten 2.0, April 3.0 và Apax 4.0.

Theo đó, các thành tựu mới nhất của công nghệ 4.0 thế giới như AI, AR, VR, Big Data cùng hội tụ đầy đủ trong bản nâng cấp này, mở ra một không gian tiếng Anh bản xứ sinh động hơn trước, cả bên trong và bên ngoài lớp học, giúp trẻ được ‘tắm’ trong môi trường tiếng Anh toàn diện như cách bé đã học tiếng mẹ đẻ.

Bà Nguyễn Thúy Hồng, nguyên Cục phó Cục Nhà giáo, Bộ GD&ĐT, nhận xét công nghệ giảng dạy của Apax sau nâng cấp đã bắt kịp trình độ thế giới và đi trước mặt bằng chung của Việt Nam vài năm. Đây là lợi thế quan trọng để đảm bảo chất lượng và sự ổn định về vận hành đào tạo trước ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Sau thành công trong xây dựng chuỗi Apax Leaders với hơn 120 trung tâm tại 32 tỉnh/thành trên cả nước, mới đây, IBC đang tiếp tục đầu tư "mạnh tay" vào Hệ thống Anh ngữ Englishnow nhắm vào thị phần tiếng Anh trẻ em ứng dụng công nghệ.

Đại diện Englishnow tiết lộ từ nay đến cuối năm 2021, đơn vị này sẽ phấn đấu đạt mốc 50 trung tâm, điểm trải nghiệm, đồng nghĩa với việc để đạt được mục tiêu, Englishnow sẽ mở trung bình 5 - 8 trung tâm, điểm trải nghiệm/tháng (kể cả khai trương online nếu dịch còn kéo dài).

Englishnow dự kiến đạt 200 trung tâm, điểm trải nghiệm vào cuối năm 2022, hứa hẹn sẽ vượt qua kỷ lục gần 120 trung tâm mà Apax Leaders đã gây dựng trong suốt 6 năm qua.

Englishnow là Edtech tiếp theo nhận nguồn vốn đầu tư lớn từ Apax Holdings sau Apax Leaders.
Englishnow là Edtech tiếp theo nhận nguồn vốn đầu tư lớn từ Apax Holdings sau Apax Leaders.

Còn tại iGarten, Apax Holdings sẽ đầu tư mở thêm 4 trường mầm non song ngữ STEAMe GARTEN, nâng tổng số trường mầm non của hệ thống này lên 20. STEAMe GARTEN là chuỗi trường mầm non song ngữ ứng dụng phương pháp giáo dục STEM cùng công nghệ cao trong dạy và học tiên phong tại Việt Nam.

Đơn vị này đang áp dụng chương trình Tiếng Anh Touch English, triển khai thông qua các phương tiện ứng dụng công nghệ hiện đại nhất giúp tối đa hóa thời gian tiếp xúc của các bé với môi trường Tiếng Anh chuẩn bản ngữ.

Bên cạnh đó, IBC cũng đang thúc đẩy để sớm đưa hệ thống trường liên cấp tiêu chuẩn Úc - Firbank Australia đi vào vận hành trong tương lai không xa, giúp san bằng khoảng cách về nền tảng, chất lượng giáo dục của Việt Nam với các nước phát triển trên thế giới.

Một điển hình đầu tư Edtech khác là thương vụ Tập đoàn Egroup đầu tư 5 triệu USD vào nền tảng học tiếng Anh tương tác trực tuyến trong môi trường hoạt hình eKidEnglish. eKidEnglish là sản phẩm tiếng Anh trực tuyến ứng dụng công nghệ 4.0 dành cho trẻ em từ 3-15 tuổi, đã được Bộ GD&ĐT thẩm định đánh giá cao và xuất sắc đạt Danh hiệu Sao Khuê 2020 ngay lần đầu tham gia vào tháng 5/2020.

Trước đó, IBC đã "bắt tay" với hai "ông lớn" trong ngành ngân hàng là BIDV và Vietinbank. Theo đó tháng 9/2019, Apax Holdings và BIDV Thanh Xuân đã ký Hợp đồng tín dụng tài trợ chuỗi dự án Apax Leaders – Igarten – Soya Garden.

Tiếp đó, vào tháng 12/2020, Apax Holdings ký tiếp thỏa thuận hợp tác chiến lược với Vietinbank Capital trong đợt phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ nhằm bổ sung nguồn vốn cho chiến lược kinh doanh của Apax Leaders.

Theo đó, Vietinbank Capital đã mua 159 tỷ đồng, tương đương 53% tổng số lượng trái phiếu phát hành của Apax Holdings.

Việc hợp tác với các ngân hàng giúp củng cố sức mạnh về nguồn vốn để Apax Leaders tiến hành "số hóa" bài giảng và các khâu vận hành nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

Apax Holdings ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Vietinbank Capital.
Apax Holdings ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Vietinbank Capital.

Trong ĐHCĐ thường niên hôm 29/6, Apax Holdings công bố đạt doanh số hơn 1.950 tỷ đồng, đạt 87% so với kế hoạch đề ra, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt kế hoạch 75 tỷ đồng. Doanh thu của IBC đến từ hoạt động kinh doanh của các đơn vị giáo dục trực thuộc như: Apax Leaders, Englishnow, iGarten…

Bí quyết của Apax Holdings nằm ở việc đã phát huy được sức mạnh của "vốn nội - công nghệ ngoại".

Ví như Apax Leaders, thành công một phần nhờ "đứng trên vai người khổng lồ" khi kế thừa nhiều thành tựu từ đối tác chiến lược là Chungdahm Learning – một tập đoàn giáo dục hàng đầu tại Hàn Quốc với hơn 100.000 học viên trong nước và có mặt tại 11 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản.

Việc hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài có tiếng về giáo dục như: Chungdahm, Visang, SK Telecom, Mega Study, MegaNext (Hàn Quốc), Skillsoft (Mỹ),... không chỉ là sự hợp tác về tài chính và chia sẻ lợi nhuận, mà quan trọng hơn cho một doanh nghiệp Việt là sự gắn kết, chuyển giao kinh nghiệm và các giải pháp công nghệ từ những tập đoàn đã thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đây cũng là những yếu tố Việt Nam đang thiếu và yếu.

Tin bài liên quan