Trong đó, ở Đông Á, các giám đốc công ty kỳ vọng cao hơn vào những cơ hội khi các xu thế hiện hữu sẽ tái định hình hoạt động sản xuất. Cụ thể, ở Trung Quốc là 86%, các nước châu Á khác (trừ Trung Quốc) là 81%, trong khi EU là 71% và Hoa Kỳ chỉ là 67%.
Mặc dù mỗi yếu tố đặt ra một thách thức riêng, nhưng chúng cũng mở ra cơ hội cho các công ty sản xuất. Bằng cách giải quyết và khai thác các xu hướng, các công ty có thể bước vào kỷ nguyên sản xuất thông minh (hay sản xuất thế hệ tiếp theo, Next Generation Manufacturing - NGM) và đạt được lợi thế cạnh tranh.
Theo báo cáo, việc chuyển sang nguyên tắc ít phụ thuộc tích sản có thể làm giảm khả năng cạnh tranh. Theo đó, 67% những người tham gia nghiên cứu nói rằng lĩnh vực sản xuất đang chịu áp lực nghiêm trọng để tăng hiệu quả và giảm chi phí. Hơn một nửa số giám đốc điều hành được khảo sát (51%) muốn ngừng sản xuất nội bộ và thực hiện mô hình ít phụ thuộc tích sản.
“Các công ty thà tập trung vào bán hàng và tiếp thị và thuê bên ngoài hoạt động lắp ráp. Tuy nhiên, cách tiếp cận này sẽ chỉ giải quyết các vấn đề của 'thế giới cũ'. Việc thuê ngoài sản xuất trên thực tế có thể gây hại thay vì trợ lực bền vững cho các công ty. Ngược lại, việc tái cấu trúc sản xuất có tính đến các xu hướng lớn như tính bền vững, khu vực hóa hoặc tùy chỉnh có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh,” Oliver Knapp, đối tác hợp danh tại Roland Berger cho biết.
“Quan điểm về khả năng cạnh tranh trong ngành sản xuất đang thay đổi từ cách tiếp cận chủ yếu dựa trên chi phí sang một cách tiếp cận toàn diện hơn, trong đó lượng khí thải CO2, rủi ro chính trị hoặc sự phức tạp ngày càng tăng của chuỗi cung ứng đóng vai trò lớn hơn nhiều”, Marcus Berret - Giám đốc điều hành toàn cầu của Roland Berger cho biết.
“Các công ty hiện đang tái cơ cấu sản xuất nhằm mang lại cơ hội chuyển hóa từ gánh nặng thành lợi thế cạnh tranh.”