Theo đó, các dự án cấp bách nhằm mục tiêu giảm ùn tắc giao thông không thuộc đối tượng được chỉ định thầu theo quy định của Luật Đấu thầu. Tuy nhiên, theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép người quyết định đầu tư xây dựng công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, có tính chất cấp hách quyết định hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư quyết định, chịu trách nhiệm về tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng và được giao thầu (không thông qua ỉựa chọn nhà thầu) từ giai đoạn lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng cho đến giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Cụ thể, 8 dự án cấp bách và hoàn thành trong năm 2016 được Bộ GTVT và UBND TP. Hà Nội thống nhất triển khai bao gồm: (1) Cải tạo mở rộng và cầu vượt tại nút giao Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc, (2) cầu vượt tại nút giao Bạch Mai - Lê Thanh Nghị, (3) cầu vượt tại nút giao Ô Đống Mác - đê Nguyễn Khoái, (4) cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên, (5) Cầu vượt tại nút giao Trần Hưng Đạo - Lương Yên, (6) Nút giao Cổ Linh: giao giữa đường Cổ Linh và đường dẫn phía Bắc cầu Vĩnh Tuy, (7) Hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3, (8) Đường vành đai 3 dưới đất, đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long.
Ngoài ra, thành phố Hà Nội đã có chủ tương đầu tư 52 công trình trọng điểm bao gồm 11 công trình chuyển tiếp và 41 dự án mới trong giai đoạn 2016 – 2020.
Các công trình chuyển tiếp từ giai đoạn 2011 – 2015 có nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 – 2020 là Dự án tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn – Ga Hà Nội, tuyến đường sắt đô thị đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo, xây dựng bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1, đầu tư nâng cấp bệnh viện Thanh Nhàn giai đoạn 2, đầu tư nâng cấp bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, dự án Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên Hà Nội.