Thủ tướng Áo Karl Nehammer. Ảnh: Getty.

Thủ tướng Áo Karl Nehammer. Ảnh: Getty.

Áo giải thích lý do một số nước châu Âu chống lại lệnh trừng phạt khí đốt Nga

0:00 / 0:00
0:00
Việc cấm vận khí đốt Nga sẽ làm tổn hại đến một số nước thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) thậm chí còn tồi tệ hơn làm tổn hại đến Moscow, Thủ tướng Áo Karl Nehammer nhận định trong cuộc trả lời phỏng vấn sau cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Nhà lãnh đạo Áo cho rằng trong khi đứng về phía Nga và muốn áp nhiều lệnh trừng phạt hơn lên Moscow thì Vienna không đơn độc trong việc phản đối những đề nghị của Kiev nhằm dừng nhập khẩu khí đốt Nga.

"Áo không đơn độc khi phản đối lệnh cấm vận khí đốt này", ông Nehammer nhận định với CNN ngày 13/4, cho rằng Đức, Hungary và "một số nước thành viên EU khác" cũng ủng hộ lập trường này của ông. Trong khi Vienna "sát cánh" cùng các nước EU khác trong việc trừng phạt Moscow thì "các lệnh trừng phạt phải gây tổn hại cho Nga nhiều hơn EU", nhà lãnh đạo Áo bình luận.

Sau cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Nehammer nhận định, đây "không phải là một cuộc gặp thân thiện". Không có bất kỳ cuộc họp báo chung nào hay những tuyên bố chung nào được đưa ra, thậm chí ảnh và video cũng không được cung cấp.

Lệnh cấm vận khí đốt là một trong những yêu cầu chính với châu Âu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Khi được hỏi liệu EU có thể trừng phạt Nga trên những mặt hàng gì khác để đáp ứng các yêu cầu của ông Zelensky, ông Nehammer đề xuất sẽ trừng phạt "các thiết bị điện tử nhỏ" được sử dụng trong xe tăng và máy bay không người lái của Nga.

"Chúng ta nên nghĩ về các lệnh trừng phạt hiện nay một cách khôn ngoan hơn, làm thế nào để có thể gây tổn hại cho Nga chứ không gây tổn thất cho mình". Trong khi EU đưa ra quyết định sẽ không phụ thuộc vào khí đốt Nga thì điều đó "không thể diễn ra bây giờ và cần thời gian".

Công ty năng lượng hàng đầu Áo nhận định hồi đầu tháng 4 rằng họ "không thể" ngừng mua khí đốt Nga trong năm nay bởi Vienna chưa thể tiếp cận các nguồn năng lượng thay thế. EU nhập khẩu 40 - 45% khí tự nhiên từ Nga.

Cả Mỹ và Qatar đều sản xuất gần như đủ khí tự nhiên hóa lỏng để thay thế khí đốt Nga nhưng kể cả như vậy thì 2 nước này vẫn không có đủ tàu thuyền trên thế giới để vận chuyển và không có đủ trạm chứa ở châu Âu.

Tin bài liên quan