Ấn Độ gia hạn hạn chế xuất khẩu đường khi nguồn cung suy giảm

Ấn Độ gia hạn hạn chế xuất khẩu đường khi nguồn cung suy giảm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Ấn Độ - quốc gia sản xuất đường lớn thứ hai thế giới - đã gia hạn các hạn chế xuất khẩu đường trong nỗ lực mới nhằm bảo vệ nguồn cung trong nước, một động thái có thể thắt chặt thị trường toàn cầu và làm tăng chi phí cho ngành thực phẩm.

Theo thông báo từ Tổng cục Ngoại thương hôm thứ Tư (18/10), chính phủ Ấn Độ sẽ tiếp tục hạn chế xuất khẩu đường sau ngày 31/10.

Ấn Độ đã đưa ra hệ thống hạn ngạch vào năm 2022-2023 và hạn chế xuất khẩu đường ở mức khoảng 6 triệu tấn sau khi những cơn mưa muộn làm giảm sản lượng, so với mức xuất khẩu 11 triệu tấn vào thời điểm không bị hạn chế một năm trước đó. Ở giai đoạn này, vẫn chưa rõ quy mô hạn ngạch (nếu có) đối với các chuyến hàng ra nước ngoài sẽ được phân bổ cho các nhà sản xuất trong năm 2023-2024.

Hợp đồng tương lai giá đường thô

Hợp đồng tương lai giá đường thô

Hợp đồng tương lai giá đường thô đang dao động gần mức cao nhất kể từ năm 2011 do lo ngại về nguồn cung sụt giảm từ Ấn Độ và Thái Lan. Mặc dù lệnh cấm có thể làm giảm giá nội địa của Ấn Độ nhưng lại giáng một đòn mạnh vào các nhà sản xuất toàn cầu về mọi thứ.

Ấn Độ đã ghi nhận đợt gió mùa yếu nhất trong 5 năm và bất kỳ sự sụt giảm nào về sản lượng nông nghiệp sẽ gây áp lực lên chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi trong việc kiểm soát lạm phát lương thực trước cuộc bầu cử sắp tới. Việc hạn chế xuất khẩu sẽ siết chặt thị trường và có khả năng thúc đẩy giá đường tương lai ở New York và London.

Theo thông báo, hạn chế này không áp dụng đối với đường được xuất khẩu sang Liên minh châu Âu và Mỹ theo một số hệ thống hạn ngạch.

Số liệu của Bộ Thực phẩm cho biết, giá đường tại thị trường nội địa của Ấn Độ đã tăng khoảng 3% trong năm nay. Chính phủ đã gián tiếp kiểm soát chi phí vì nó điều chỉnh khối lượng mà các nhà sản xuất có thể bán mỗi tháng.

Theo Văn phòng Thời tiết quốc gia Ấn Độ, một số khu vực ở các bang Karnataka và Maharashtra của Ấn Độ - những khu vực trồng trọt trọng điểm - nằm trong số những khu vực khô hạn nhất trong đợt gió mùa này.

Tin bài liên quan