AFC Fund lý giải 4 yếu tố giúp Việt Nam lọt TOP 10 thị trường logistics mới nổi

AFC Fund lý giải 4 yếu tố giúp Việt Nam lọt TOP 10 thị trường logistics mới nổi

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Việt Nam đã tăng 3 bậc, đạt vị trí thứ 8 trong chỉ số xếp hạng các thị trường logistics mới nổi nhờ nhanh chóng trở thành trung tâm sản xuất lớn.

Dư địa chính sách rộng rãi

Thực tế, một lần nữa, Việt Nam đã chứng tỏ khả năng kiểm soát đại dịch Covid-19 trong làn sóng thứ ba, khiến niềm tin của giới đầu tư cả trong và ngoài nước được giữ vững.

Chính việc kiểm soát tốt đại dịch đã hạn chế các tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như cuộc sống của người dân. Không giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới phải tăng chi tiêu và cung cấp các gói hỗ trợ lớn, Việt Nam vẫn giữ mức nợ dưới 55,3% GDP năm 2020, so với mức 63,7% năm 2016.

Trong khi đó, trên toàn cầu, đại dịch Covid-19 khiến các nền kinh tế gia tăng thêm 24 nghìn tỷ USD các khoản nợ trong năm ngoái, đạt mức kỷ lục 281 nghìn tỷ USD và tổng nợ/GDP toàn cầu ở mức 355%.

tỷ lệ nợ/GDP toàn cầu qua các năm

tỷ lệ nợ/GDP toàn cầu qua các năm

Theo tính toán của Viện Nghiên cứu Tài chính toàn cầu (IIF), đóng góp chính cho số nợ gia tăng là các chương trình hỗ trợ của chính phủ, với hơn 50%. Trong khi đó, các doanh nghiệp, nhà băng và hộ gia đình trên toàn cầu gia tăng thêm lần lượt 5,4 nghìn tỷ USD, 3,9 nghìn tỷ USD và 2,6 nghìn tỷ USD các khoản nợ mới.

Vì lẽ này, Việt Nam đang ở vị thế tốt hơn so với nhiều quốc gia khác trong khu vực khi dư địa để thực hiện các chính sách kinh tế lớn vẫn rộng rãi.

Với tâm lý lạc quan về triển vọng của nền kinh tế và thị trường chứng khoán, trong tháng 2 vừa qua, dù chỉ có 16 phiên giao dịch giao dịch diễn ra do thị trường Việt Nam nghỉ Tết Nguyên đán, nhưng chỉ số VN-Index đã tăng 10,8%.

AFC Vietnam Fund tăng trưởng 9,5% trong tháng 2 với giá trị tài sản ròng/chứng chỉ quỹ đạt 2.453,63 USD, mức cao nhất từ khi thành lập quỹ.

Bất chấp triển vọng kinh tế vĩ mô tích cực, hồi phục kinh tế mạnh mẽ, nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam, thậm chí tiếp tục thu hẹp danh mục đầu tư tại đây. Nhà đầu tư ngoại bán ròng khoảng 100 triệu USD mỗi tháng trên thị trường, dù chỉ tương đương khoảng 1 - 2% tổng giá trị giao dịch, nhưng cũng phần nào tác động tới tâm lý chung.

Diễn biến chỉ số VN-Index

Diễn biến chỉ số VN-Index

“Các nhà đầu tư tổ chức ngoại cho rằng, Việt Nam chưa chiếm tỷ trọng lớn tại bất kỳ chỉ số ETF nào là một trong những lý do khiến họ không thể gia tăng nắm giữ cổ phiếu dù thị trường này rất hấp dẫn. Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân nội địa và một nhóm nhỏ các quỹ đầu tư ngoại khác, trong đó có AFC Fund đang rất thích thú tham gia chặng đường”, AFC Vietnam Fund cho biết.

Top 10 thị trường logistics mới nổi

Việt Nam đã tăng 3 bậc, đạt vị trí thứ 8 trong chỉ số xếp hạng các thị trường logistics mới nổi nhờ nhanh chóng trở thành trung tâm sản xuất lớn.

Việt Nam đứng thứ 8 trong Top 10 thị trường logictics mới nổi

Việt Nam đứng thứ 8 trong Top 10 thị trường logictics mới nổi

Vị trí xếp hạng cao của lĩnh vực logictics Việt Nam có được nhờ một số yếu tố cụ thể.

Thứ nhất là lợi thế địa lý. Việt Nam có hơn 3.000 km đường bờ biển với nhiều cảng. Việt Nam cũng có đường biên giới với Trung Quốc - trung tâm sản xuất lớn nhất thế giới.

Trong vài thập kỷ qua, chính phủ Việt Nam tập trung vào việc xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng, hình thành nên 2 cảng nước sâu quan trọng, đó là Cái Mép (miền Nam) và Lạch Huyện (miền Bắc).

Thứ hai là dòng vốn FDI gia tăng trong 20 năm qua. Việt Nam đã thành công trong việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách bền vững, đều đặn, với nhiều doanh nghiệp đa quốc gia rót vốn như Samsung, LG Electronics, Apple, Microsoft, Intel… Theo sau đó, chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ sẽ tới Việt Nam, càng gia tăng thêm sức hấp dẫn của thị trường đối với dòng vốn FDI.

Dòng vốn FDI vào Việt Nam qua các năm

Dòng vốn FDI vào Việt Nam qua các năm

Thứ ba là xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Ngay cả khi thương mại toàn cầu tổn thương vì đại dịch, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn gia tăng tích cực. Trong 2 tháng đầu năm, hàng hóa xuất khẩu tăng gần 36,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá trị xuất khẩu của Việt Nam theo đà leo dốc

Giá trị xuất khẩu của Việt Nam theo đà leo dốc

Thứ tư là tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do. Việt Nam thành công khi định vị bản thân trên bản đồ thương mại toàn cầu, tích cực tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do trong các năm qua.

Các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia cho tới nay

Các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia cho tới nay

Tin bài liên quan