Theo ADB, các thành phố trên thế giới vẫn đang phải chống chọi với đại dịch COVID-19. Quá trình phục hồi rất có thể sẽ lâu và khó khăn hơn nhiều so với dự kiến ban đầu, với việc vắc-xin chỉ bao trùm những phần khác nhau trong các cộng đồng dân cư và chủng mới của COVID-19 cũng như các bệnh khác xuất hiện đồng thời.
Do đó, nhiều thành phố sẽ phải phát triển các phương tiện mới để bảo vệ sức khỏe và sinh kế của người dân trong ngắn hạn cũng như lâu dài, có tính đến yêu cầu dãn cách xã hội, các dịch vụ trực tuyến và các biện pháp bảo vệ cho những nhóm dễ bị tổn thương nhất.
Số hóa và các dịch vụ trực tuyến là những thành phần quan trọng trong việc hỗ trợ các hệ thống chăm sóc sức khỏe và giao tiếp với người dân trong đại dịch COVID-19. Số hóa, các dịch vụ trực tuyến và không cần tiếp xúc... được kỳ vọng vẫn sẽ là những thành phần quan trọng của các xã hội có khả năng chống chịu và phục hồi và giúp họ xây dựng lại thông minh hơn. Để thực sự có khả năng phục hồi và thông minh, các thành phố cần đảm bảo rằng, khả năng tiếp cận và tính bao trùm của các giải pháp được ưu tiên cao nhất.
Dữ liệu nguồn mở đã được chứng minh là có giá trị đáng kể, đặc biệt là trong bối cảnh dịch đại dịch và do nhu cầu tăng cường khả năng truy cập và tính minh bạch của dữ liệu. Dữ liệu nguồn mở có thể là một thành phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của các quốc gia nhằm nâng cao khả năng ứng phó, phục hồi và chuyển đổi của họ trước đại dịch hiện nay.
Với Thử thách dữ liệu Thành phố thông minh (Smart Cities Datathon), ADB thách thức các nhà đổi mới sáng tạo (khởi nghiệp/startups, sinh viên, các cơ quan nghiên cứu và các nhà nghiên cứu độc lập, các đối tác công ty) trên khắp thế giới giải quyết vấn đề “Tiếp cận các dịch vụ và tiện ích đô thị - Làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo rằng các nhóm dễ bị tổn thương được tiếp cận với các dịch vụ và tiện ích đô thị?”.
Giải thưởng: 20.000 USD sẽ được trao cho giải pháp tốt nhất.
Thời gian đăng ký và gửi giải pháp: 17 tháng 3 đến 31 tháng 5 năm 2021.