ADB: Lần đầu tiên sau 30 năm, các nền kinh tế đang phát triển châu Á sẽ phát triển nhanh hơn Trung Quốc

ADB: Lần đầu tiên sau 30 năm, các nền kinh tế đang phát triển châu Á sẽ phát triển nhanh hơn Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trong báo cáo triển vọng mới nhất được công bố hôm thứ Tư (21/9) của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng cho các nền kinh tế đang phát triển của châu Á do chính sách Zero Covid kéo dài của Trung Quốc.

Tuy nhiên, đây sẽ là lần đầu tiên trong hơn ba thập kỷ, phần còn lại của châu Á với các nền kinh tế đang phát triển sẽ phát triển nhanh hơn Trung Quốc.

"Lần gần đây nhất là vào năm 1990, khi tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại còn 3,9% trong khi GDP của các nước còn lại trong khu vực tăng 6,9%”, báo cáo của ADB cho biết.

Hiện nay, ADB dự kiến ​​các nền kinh tế đang phát triển khu vực châu Á - ngoại trừ Trung Quốc - sẽ tăng trưởng 5,3% vào năm 2022 và Trung Quốc sẽ tăng 3,3% trong năm 2022.

Trước đó vào tháng 7, ADB đã cắt giảm dự báo tăng trưởng cho Trung Quốc từ 5% xuống 4%. ADB cho rằng, điều đó là do ảnh hưởng của những biện pháp phong toả chặt chẽ từ chính sách Zero Covid của nước này, đây cũng là các vấn đề trong lĩnh vực bất động sản và hoạt động kinh tế chậm lại do nhu cầu bên ngoài yếu hơn.

ADB cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2023 xuống 4,5% từ mức 4,8% trong báo cáo tháng 4 do “nhu cầu bên ngoài suy giảm tiếp tục làm giảm đầu tư vào sản xuất”.

ADB cho biết, mặc dù khu vực đang có dấu hiệu tiếp tục phục hồi nhờ du lịch hồi sinh, nhưng các thách thức trên toàn cầu đang làm giảm tốc độ tăng trưởng chung.

Đối với khu vực, ADB hiện kỳ ​​vọng các nền kinh tế mới nổi khu vực châu Á sẽ tăng trưởng 4,3% vào năm 2022 và 4,9% vào năm 2023 – đây là một triển vọng bị hạ thấp so với các dự đoán sửa đổi vào tháng 7 ở mức tương ứng 4,6% và 5,2%.

Các bản cập nhật mới nhất của báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á cũng dự đoán rằng, tốc độ tăng giá sẽ còn tăng nhanh hơn nữa lên 4,5% vào năm 2022 và 4% vào năm 2023 - một bản sửa đổi nâng cao dự đoán so với mức của tháng 7 là 4,2% và 3,5% do áp lực lạm phát gia tăng từ thực phẩm và chi phí năng lượng.

"Các ngân hàng trung ương khu vực đang tăng lãi suất chính sách vì lạm phát hiện đã tăng trên so với mức trước đại dịch. Điều này đang góp phần vào điều kiện tài chính thắt chặt hơn trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng giảm sút và Fed tăng tốc thắt chặt tiền tệ”, báo cáo của ADB cho biết.

"Trung Quốc vẫn là một ngoại lệ lớn vì các đợt phong toả liên tục và nghiêm ngặt để dập tắt các đợt bùng phát lẻ tẻ", ADB cho biết.

Ngược lại, “việc giảm bớt các biện pháp hạn chế về đại dịch, tăng cường chủng ngừa, tỷ lệ tử vong do Covid-19 giảm và tác động sức khỏe ít nghiêm trọng hơn của biến thể Omicron đang củng cố khả năng di chuyển được cải thiện ở hầu hết các khu vực”, báo cáo của ADB cho biết.

Tin bài liên quan