Theo báo cáo tài chính soát xét vừa công bố, số tiền Tổng công ty Hàng không Việt Nam (ACV) chi đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành đến cuối tháng 6/2019 gần 284 tỷ đồng. Các năm trước, ACV cũng đã bỏ tiền vào dự án này nhưng rất nhỏ giọt với chỉ số dư lũy kế khoảng 18,5 tỷ đồng hồi cuối năm 2018, 12 tỷ đồng cuối năm 2017, hơn 11 tỷ đồng cuối năm 2016.
Thời gian qua, ACV đã quyết liệt triển khai công tác lập Báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 dự án Cảng HKQT Long Thành. Mặc dù là đơn vị đang ứng trước tiền để xây dựng báo cáo nhưng ACV vẫn chưa phải là chủ đầu tư dự án này. Theo quy định của Luật Đấu thầu (khoản 3, Điều 1), việc lựa chọn nhà đầu tư cho dự án cảng hàng không mới trên cần được thực hiện qua đấu thầu, chỉ Quốc hội có thẩm quyền giao ACV trực tiếp đầu tư, khai thác Cảng.
Cuối tháng 7 vừa qua, ACV có tờ trình gửi Bộ Giao thông - Vận tải đề nghị phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi (F/S) Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đề xuất được đảm nhận toàn bộ các hạng mục thuộc Dự án thành phần 1, bao gồm đầu tư các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước sau đó cho thuê lại, trực tiếp đầu tư các hạng mục thiết yếu của một sân bay (khai thác bằng vốn của ACV), hợp tác đầu tư hoặc nhượng quyền đầu tư, khai là các công trình dịch vụ như các hệ thống tra nạp nhiên liệu ngầm, nhà ga hàng hóa số 2, nhà ga hàng hóa chuyển phát nhanh…
Ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT ACV, khẳng định hoàn toàn có đủ năng lực tài chính để tự triển khai Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, kể cả khi đã tham gia đầu tư Dự án nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất và các dự án nâng cấp, mở rộng 21 cảng hàng không khác trong giai đoạn 2019 – 2025. Theo tính toán của tư vấn, chỉ riêng ở dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ cần vốn chủ sở hữu tối thiểu 33,4% tổng vốn đầu tư, tương đương hơn 1,4 tỷ USD.
Tổng tài sản của ACV đến cuối quý II xấp xỉ 58.727 tỷ đồng, tăng 9,27% so với hồi đầu năm. Tổng công ty hiện có tới 28.272,5 tỷ đồng tiền gửi dưới 1 năm (lãi suất 6,5%-7,6%/năm) và 400 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn dài trên 1 năm (lãi suất 7,5%-7,6%/năm). Cùng với tiền mặt hiện có, tổng các khoản tiền đến cuối quý II gần 29.500 tỷ đồng.
Một thuận lợi của ACV hiện nay là các khoản vay nợ ngân hàng hiện nay của ACV đều bằng nguồn vốn ODA đầu tư vào hai dự án gồm Nhà ga hành khách quốc tế Tân Sơn Nhất và Nhà ga T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Số tiền đi vay hơn 15.500 tỷ đồng. Cùng các khoản phải trả khác, nợ phải trả đến cuối quý II xấp xỉ 26.520 tỷ đồng, chiếm 45% nguồn vốn của ACV.
Mặc dù ACV khẳng định có lợi thế hơn khi vay vốn thương mại (sẽ không sử dụng vốn vay ODA cho dự án tại Long Thành), vẫn nhiều ý kiến lo ngại khả năng cân đối nguồn của ACV khi Tổng công ty này tham vọng một mình đầu tư phần lớn cảng hàng không tại Việt Nam.
Ở kế hoạch ngắn hạn, ACV đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận lần lượt 7% và 9%, trong đó tổng doanh thu đạt hơn 19.127 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 8.190 tỷ đồng. Sau 6 tháng đầu năm, hiện ACV hoàn thành 47% mục tiêu doanh thu nhưng đã thực hiện 56% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Nhiều dự án lớn được ACV hoàn tất đầu tư và đưa vào sử dụng trong nửa đầu năm 2019
Khoản đầu tư trên hiện chiếm gần một nửa tổng giá trị chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại Tổng công ty (xấp xỉ 609 tỷ đồng). Chi phí xây dựng cơ bản dở dang bao gồm các tài sản đang trong quá trình xây dựng, các khoản mua sắm cần thiết để hình thành tài sản, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Ngoài việc tăng đầu tư vào dự án sân Bay Long Thành, trong kỳ, ACV đã đưa vào sử dụng bốn dự án lớn và chuyển giá trị đầu tư vào các dự án sang tài sản cố định của Tổng công ty theo giá tạm tính chờ quyết toán.
Cụ thể, dự án mở rộng sân đỗ máy bay khu 19,79 ha đất quân sự bàn giao tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất với số vốn đầu tư 846 tỷ đồng đã được đưa vào sử dụng. Các dự án lớn hoàn tất đầu tư gồm sân đỗ máy bay mở rộng phía Bắc đường lăn song song đoạn từ NS đến E6 tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất (500 tỷ đồng), sân đỗ máy bay tại ô đất số 15 Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài (358 tỷ đồng), sân đỗ máy bay mở rộng tại Cảng hàng không Liên Khương (161,5 tỷ đồng).
Theo báo cáo tài chính soát xét vừa công bố, số tiền Tổng công ty Hàng không Việt Nam (ACV) chi đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành đến cuối tháng 6/2019 gần 284 tỷ đồng. Các năm trước, ACV cũng đã bỏ tiền vào dự án này nhưng rất nhỏ giọt với chỉ số dư lũy kế khoảng 18,5 tỷ đồng hồi cuối năm 2018, 12 tỷ đồng cuối năm 2017, hơn 11 tỷ đồng cuối năm 2016.
Thời gian qua, ACV đã quyết liệt triển khai công tác lập Báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 dự án Cảng HKQT Long Thành. Mặc dù là đơn vị đang ứng trước tiền để xây dựng báo cáo nhưng ACV vẫn chưa phải là chủ đầu tư dự án này. Theo quy định của Luật Đấu thầu (khoản 3, Điều 1), việc lựa chọn nhà đầu tư cho dự án cảng hàng không mới trên cần được thực hiện qua đấu thầu, chỉ Quốc hội có thẩm quyền giao ACV trực tiếp đầu tư, khai thác Cảng.
Cuối tháng 7 vừa qua, ACV có tờ trình gửi Bộ Giao thông - Vận tải đề nghị phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi (F/S) Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đề xuất được đảm nhận toàn bộ các hạng mục thuộc Dự án thành phần 1, bao gồm đầu tư các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước sau đó cho thuê lại, trực tiếp đầu tư các hạng mục thiết yếu của một sân bay (khai thác bằng vốn của ACV), hợp tác đầu tư hoặc nhượng quyền đầu tư, khai là các công trình dịch vụ như các hệ thống tra nạp nhiên liệu ngầm, nhà ga hàng hóa số 2, nhà ga hàng hóa chuyển phát nhanh…