Bạn rõ ràng là có thể lạc vào đám cỏ dại của những kế hoạch tài chính và đầu tư - và bằng mọi cách, hãy làm theo cách mà bạn thấy thoải mái. Tuy nhiên, tích lũy tài sản thành công theo thời gian không yêu cầu nhiều hơn những quy tắc cơ bản sau đây, và cần phải giữ các quy tắc này trong cả thời điểm tốt và xấu.
1. Tự mình chi trả trước tiên
Độc lập tài chính là điều không thể trừ khi bạn học cách đặt năng lực tài chính của mình lên hàng đầu. Giả sử bạn có một hóa đơn cần phải thanh toán, chẳng hạn như hóa đơn tiền điện, hoặc các yêu cầu thiết yếu khác, ngay cả nếu bạn chỉ có thể tự mình chi ra được 20 USD, thì cũng hãy tự trả. Dần dà bạn sẽ có năng lực chi trả nhiều hơn rất nhiều, và bạn sẽ thấy mừng là mình đã tạo được thói quen tự chi trả đầu tiên.
2. Đầu tư tiền tiết kiệm một cách thông minh
Điều đầu tiên trong những điều đầu tiên, bạn cần một quỹ khẩn cấp - chi phí sống trong 3 - 6 tháng - và đó phải là tiền mặt để bạn sẵn sàng cho mọi tình huống không dự đoán trước được (mất việc, hỏng ôtô, vấn đề sức khỏe…).
Sau đó, sẽ là ưu tiên cho việc bạn sẽ đầu tư tiền của mình vào đâu.
3. Xây dựng một danh mục mà bạn có thể duy trì bất kể thị trường lên hay xuống
Phân bổ tiền thông minh là cách để bạn vượt qua bất kể thị trường chứng khoán lên hay xuống. Vậy nên để bao nhiêu phần trăm tiền vào cổ phiếu và bao nhiêu phần trăm vào trái phiếu?
Phân bổ tiền thông minh là cách để bạn vượt qua bất kể thị trường chứng khoán lên hay xuống
Và lượng tiền mà bạn sẽ cần để sử dụng trong 5 năm tới không nên đặt vào cổ phiếu, mà nên đặt vào chứng chỉ tiền gửi, các quỹ tiền tệ, hoặc đơn giản là tiền mặt gửi trong ngân hàng. Đừng đặt số tiền này vào rủi ro.
Nếu bạn không thực sự quan tâm đến việc quản lý một danh mục cổ phiếu, bạn nên ủy thác. Nhưng đừng trả phí quá nhiều cho việc này. Các quỹ đầu tư chỉ số cũng có thể là một lựa chọn. Điều thiết yếu là tránh những quỹ có chi phí cao.
4. Hãy nhìn vào mâu thuẫn lợi ích trước khi bạn sử dụng bất cứ dịch vụ tài chính nào
Trước khi hành động dựa trên bất cứ một lời tư vấn từ chuyên gia tài chính nào, hãy hỏi 2 câu hỏi: Họ được trả công như thế nào cho lời tư vấn đó (đó là lý do vì sao chúng ta thích những nhà tư vấn chỉ thu phí hơn là những nhà tư vấn được trả bằng hoa hồng); cá nhân họ có đầu tư vào những khoản mà họ đang tư vấn cho chúng ta hay không?
Bạn cần phải cảm thấy thoải mái với câu trả lời, và mọi khía cạnh của giao dịch phải được lý giải rõ ràng.
5. Mua bảo hiểm định kỳ
Nếu bạn có gia đình - đặc biệt là có trẻ nhỏ - hãy mua đủ bảo hiểm cho những tình huống như bạn qua đời hay mất nguồn thu nhập, để tài sản của bạn có thể đủ để trả nợ và lo chi phí cho con cái cho đến khi chúng học đại học. Trong phần lớn các trường hợp, bảo hiểm định kỳ sẽ đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của bạn.
6. Đừng mua quá nhiều nhà
Ngôi nhà to của bạn sẽ nhanh chóng chuyển thành nhà tù khi mà tất cả tiền của bạn đều bị chôn chặt trong đó. Hãy bắt đầu với nguyên tắc này: đừng chi quá 300% tổng thu nhập của cả gia đình. Một nguyên tắc nữa là không trả nhiều hơn 150 - 200 tiền thuê hàng tháng của một bất động sản tương đương. Tất cả những điều này để nói rằng, không mua nhà trừ khi bạn lên kế hoạch để chi ít nhất 7 năm vào trong lĩnh vực đó.
7. Hãy bảo vệ những người thân thương của bạn khỏi những mối quan hệ tài chính và cảm xúc trong những thời điểm tồi tệ nhất.
Trong khoảng thời gian ốm đau, mất khả năng lao động hoặc tử vong, sẽ có ba thứ tài liệu giúp được người thân yêu của bạn: di chúc, giấy ủy quyền, và di chúc sống. Nếu bạn là một người trưởng thành và có một khoản tiết kiệm đáng kể, bạn cần phải có một văn bản chuyên nghiệp của ba loại trên. Điều đó thực sự quan trọng, và bạn nên dùng bản cứng thay vì các bản trực tuyến.
8. Kiểm tra tên người thụ hưởng
Hãy chắc chắn là bạn đã cập nhật tất cả những người thụ hưởng trong tài khoản của mình - ngân hàng, hưu trí, bảo hiểm, và bất kỳ tài sản nào yêu cầu phải có bên thụ hưởng. Quá nhiều tài sản sẽ dẫn tới những cuộc tranh chấp pháp lý phức tạp do bị mất những thông tin cập nhật về bên thụ hưởng. Hãy xem lại danh sách những người thụ hưởng sau mỗi sự kiện lớn trong đời, gồm kết hôn, chết, li dị và sinh con.
9. Thiết lập một danh mục phản ánh đúng giá trị của bạn
Khi bạn xây dựng một danh mục, hãy suy nghĩ về việc bạn muốn nó phản ánh niềm tin của bạn trong đó như thế nào - giá trị, sự quan tâm, và toàn bộ suy nghĩ của bạn về thế giới. Tất nhiên, không phải tất cả các công ty đáng ngưỡng mộ đều là những khoàn đầu tư tốt.
Một danh mục cơ bản nên có khoảng 15 đến 25 khoản đầu tư.
Hãy mua thành 3 phần. Nếu một khoản đầu tư chiếm 6% danh mục của bạn, mua thành ba phần có nghĩa là mua 2% vào 3 thời điểm khác nhau. Do đó bạn sẽ không bao giờ mua tại đỉnh hoặc đáy, đó là cách bình quân hóa chi phí đầu tư cho bạn.
Hãy chắc chắn là phí giao dịch của bạn thấp hơn 2%.
Hãy cân nhắc để 10% là tỷ trọng tối đa của một cổ phiếu nào đó trong danh mục của bạn. Không đổ quá 30% danh mục vào một ngành duy nhất.