Vĩnh Phúc là tỉnh có chỉ số PCI cao, xếp thứ 5/63 tỉnh (năm 2021). Ảnh: Internet.

Vĩnh Phúc là tỉnh có chỉ số PCI cao, xếp thứ 5/63 tỉnh (năm 2021). Ảnh: Internet.

6 tháng đầu năm 2022, Vĩnh Phúc có 723 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các hoạt động xúc tiến đầu tư đã được Vĩnh Phúc triển khai mạnh mẽ trở lại trong nửa đầu năm 2022.

Mới đây, Vĩnh Phúc đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc tổ chức “Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Vĩnh Phúc năm 2022”; khởi động lại các hoạt động kết nối, tiếp, làm việc với các nhà đầu tư...

Công tác cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng được chỉ đạo quyết liệt. UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực, địa phương chịu trách nhiệm nâng cao từng chỉ số thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), thành lập tổ giúp việc của Chủ tịch UBND tỉnh để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Đường dây nóng hỗ trợ doanh nghiệp cũng được vận hành thông suốt, được các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đánh giá cao.

Kết quả 6 tháng đầu năm tỉnh đã cấp mới giấy chứng nhận đầu tư/chủ trương đầu tư cho 10 dự án FDI và 7 dự án DDI. Tổng số vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn các dự án FDI đạt 225,47 triệu USD, bằng 76% so với cùng kỳ năm 2021 và các dự án DDI đạt 7.743,46 tỷ đồng, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Một số dự án có vốn đầu tư trên 10 triệu USD đã khởi công, đi vào sản xuất như: dự án nhà máy Key Technology Hà Nội sản xuất khung thép cho máy xúc thủy lực; dự án nhà máy công nghiệp King Duan Việt Nam sản xuất các sản phẩm phụ tùng ô tô, xe gắn máy; dự án nhà máy Sumiriko Việt Nam sản xuất ống dẫn khí, ống dẫn nước và ống dẫn nhiên liệu cho xe ô tô.

Ước đến 30/06/2022 toàn tỉnh có 723 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký trên 6.872 tỷ đồng, tăng 18,3% về số doanh nghiệp; số doanh nghiệp hoạt động trở lại có xu hướng tích cực với 275 doanh nghiệp, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tin bài liên quan