Ảnh: Phan Quốc Bảo.
Thời điểm này, hoa đào được nhiều người tìm mua nhất. Những cành đào hồng, đỏ tràn ra cả khu vực ngoài chợ để mọi người lựa chọn
Chợ Hàng Lược
Chợ hoa trăm tuổi giữa phố cổ bắt đầu họp từ 23 tháng Chạp đến ngày 30 Tết. Gọi là chợ hoa Hàng Lược nhưng khi tới phiên, chợ còn kéo dài từ Hàng Chai tới cả Hàng Mã, Hàng Đồng, chỗ nào cũng ngập tràn hoa tươi và cây cảnh.
Ảnh: Duy Linh.
Đối với người Hà Nội, ngắm phố hoa Hàng Lược vào mỗi dịp giáp Tết như một thú vui tao nhã, ôn lại Tết xưa.
Chợ Mọc Quan Nhân
Cứ sáng 27 tháng Chạp hàng năm, người dân làng Mọc (Quan Nhân, Hà Nội) tụ hội tại phiên chợ quê duy nhất trong năm của mình. Chợ họp ngay ở đình làng Mọc, cạnh ao sen.
Ảnh: Youtube.
Con đường nhỏ Quan Nhân trở thành một phiên chợ đông đúc, ngoài những món hàng đậm tính chợ quê như chuối xanh, bưởi vàng, lá dong… còn có các nghệ nhân nặn tò he...
Chợ làng Thiều
Cứ 26 tháng Chạp hàng năm, phiên chợ độc đáo ở làng Thiều Xá, xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) lại được mở. Phiên chợ được tổ chức ở khu đất trống dưới sân chùa Thiều và ven các triền đê sông Lèn.
Hàng hóa chính là nông sản địa phương như bầu, bí, khoai lang, bưởi cùng những món hàng đặc trưng ngày Tết như lá dong, sợi giang, hoa tươi. Người dân đến chợ không lo lỗ, lãi, miễn là mua được điềm lành, bán điềm rủi để cầu an cho năm mới.
Chợ hoa tết Quảng Ngãi
Ảnh :Internet
Hàng năm, cứ đến chiều 28, 29 Tết, hàng trăm gia đình trồng hoa ở xã Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa lại mở phiên chợ Tết lưu động trên các đường phố ở TP Quảng Ngãi. Những loại hoa được mua bán nhiều nhất là cúc, lay-ơn, hoa hồng… tạo nên chợ Tết rực rỡ.
Chợ nổi Trần Xuân Soạn
Chợ hoa “trên bến dưới thuyền” là nét độc đáo ở quận 7, TP HCM những ngày cận Tết. Từ những ngày giữa tháng Chạp, thuyền hoa từ các tỉnh miền Tây Nam bộ đã dần cập bến cạnh đường Trần Xuân Soạn mang theo hàng trăm loại hoa cảnh khác nhau.
Ảnh: Thiên Chương