Khả năng tăng lương tại cùng một công ty luôn có giới hạn. Ảnh minh họa: Hero Images.

Khả năng tăng lương tại cùng một công ty luôn có giới hạn. Ảnh minh họa: Hero Images.

6 lý do để đổi việc cả khi chưa muốn

Thay đổi công việc nhằm đạt được sự nghiệp tốt hơn so với việc chấp nhận đứng mãi một chỗ với công việc cũ.

Nhiều người thường nhận ra mình không thể thăng tiến trong công việc hiện tại, hoặc bị trả lương thấp. Tuy nhiên, họ lưỡng lự hoặc thậm chí vẫn không muốn thay đổi công việc mới vì nhiều nỗi lo khác nhau. Dĩ nhiên, việc thay đổi luôn khó khăn, nhưng bạn không bao giờ có thể tưởng tượng được lợi ích của nó, cả về chuyên môn lẫn cá nhân. Do đó, nếu vẫn đang do dự về việc thay đổi nghề nghiệp, hãy tham khảo những lời khuyên sau.

Dừng lại quá lâu ở vùng thoải mái

Khi cảm thấy thoải mái trong bất cứ điều gì, có thể là công việc, mối quan hệ hoặc bằng cấp, không ít khả năng là chúng ta sẽ dừng lại. Chuyên gia về nhân sự Avery Roth nói rằng nhiều người tìm thấy vùng thoải mái trong công việc của họ và dừng lại ở đó. Theo cô, càng dừng lại lâu thì càng bị thui chột khả năng.

"Việc dừng lại khiến bạn nhỏ bé và ngừng hoàn chỉnh tiềm năng bản thân. Điều đó có vẻ không ảnh hưởng ngay lập tức nhưng sẽ đến lúc cảm giác thoải mái trong công việc khiến bạn nhàm chán", Roth nói càng dừng lại lâu thì bạn càng cần nhiều năng lượng hơn để tiếp tục phát triển bản thân. Do đó, nên cân nhắc để đổi việc.

Damian Birkel, Nhà sáng lập Professionals in Transition, đồng ý với Roth về việc dừng lại dẫn đến nhàm chán. Ông lưu ý rằng bạn có thể nghĩ việc dừng lại không bị chú ý đến nhưng sếp và các đồng nghiệp có thể nhận ra điều đó.

Mất số tiền tiềm năng có thể nhận 

Theo Samantha Spica, Quản lý truyền thông của Fairygodboss, làm việc trong một công ty quá lâu là bất lợi cho tiền lương và giá trị của bạn. "Bạn khởi đầu với mức lương cơ bản và mức tăng hàng năm dựa trên tỷ lệ phần trăm của con số đó. Tuy nhiên, có giới hạn cho việc quản lý sẽ tăng lương cho bạn đến được mức nào", Spica giải thích.

Bằng cách chuyển việc, bạn có thể yêu cầu mức lương khởi điểm cao hơn. Và Birkel cũng cho rằng bạn nên nhận được mức lương cao hơn hiện tại trong công việc mới.

Lợi thế trong quá trình thay đổi là có thể đàm phán với vị thế mạnh. Nếu không đạt được mức lương mong muốn, bạn có thể từ chối lời và tiếp tục tìm kiếm trong khi vẫn giữ công việc hiện tại.

Đổi việc khi khẩn cấp là đã muộn

Chuyên gia nghề nghiệp Christian Eilers của Zety tin rằng, thời điểm tốt nhất để thay đổi công việc không phải là lúc cần thay đổi khẩn cấp. Thông thường, khi thấy áp lực phải tìm việc mới thì một người rất có khả năng sẽ chấp nhận những lời đề nghị tầm thường và hạ thấp yêu cầu để thoát khỏi việc cũ.

"Nhiều ứng viên đang trong hoàn cảnh này. Họ ngừng thăng tiến trong công việc. Cuối cùng, họ nhận ra rất cần một công việc mới", Eilers nói. Thay vì chấp nhận vị trí kém hơn so với khả năng, Eilers gợi ý nên chuyển sang các vị trí có tính thử thách. Đây là khoản đầu tư cho tương lai.

"Những người nhanh chóng học được các kỹ năng mới, tích lũy thêm kinh nghiệm từ nhiều nơi và trong các tình huống khác nhau dễ thích nghi với các ngành nghề trong tương lai hơn. Ổn định trong một thời gian dài mà không có thử thách và kích thích khiến bạn ngừng học hỏi và tiến bộ", Eilers nói thêm.

Bẫy 'biết ơn với hiện tại'

Thay vì 'không thỏa mãn với những gì đang có', nhiều người rơi vào bẫy 'biết ơn với hiện tại' thông qua suy nghĩ chống lại tham vọng đó. Nó khiến lòng ham muốn học hỏi giảm đi. Bạn tự nhủ bản thân phải biết vui với những gì hiện có và không cần nghĩ thêm nhiều nữa.

"Dùng lòng biết ơn chống lại bản thân sẽ khiến bộ não bạn cho rằng tham vọng, khao khát phát triển và mong muốn đóng góp nhiều hơn là không chính đáng," chuyên gia Lisa Lewis chia sẻ. Thay vào đó, nên tìm hiểu loại nào trong 4 loại nhu cầu cốt lõi nơi làm việc không được đáp ứng, thông qua các câu hỏi.

- Liệu các thế mạnh của tôi có hữu ích cho vị trí này?

- Liệu nó có phù hợp với lĩnh vực tôi quan tâm?

- Liệu văn hóa trong công ty có phù hợp với tính cách của tôi?

- Liệu vị trí này có cho tôi cách sống tôi mong muốn?

"Khi một trong bốn nhu cầu này không được đáp ứng, đó là thời điểm tốt để tìm công việc khác. Cảm giác sẽ cho bạn biết khi nào bản thân khao khát có thử thách và thay đổi lớn hơn. Đừng bỏ qua cảm giác đó", Lewis khuyến nghị.

Cơ hội để tỏa sáng trong sự nghiệp

6 lý do để đổi việc cả khi chưa muốn ảnh 1

 Đình trệ quá lâu tại một vị trí có thể khiến ước mơ tỏa sáng vụt mất.Ảnh minh họa: Emir Memedovski.

 Có những chuyên gia nào đó mà bạn ngưỡng mộ và mong muốn được giống như họ một ngày nào đó? Ngày đó có thể không bao giờ đến nếu bạn cứ đình trệ trong cùng một công việc.

Alissa Carpenter, Giám đốc công ty phát triển sự nghiệp và khả năng lãnh đạo Everything’s Not OK and That’s OK, tin rằng bạn nên bắt đầu cố gắng tìm ra những nhà lãnh đạo mà bạn ngưỡng mộ.

"Việc có được thời gian gặp gỡ trực tiếp với người bạn ngưỡng mộ sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu cả hai cùng tham gia sự kiện truyền thông hoặc buổi họp mặt chính thức trong công ty. Thậm chí có thể bạn còn có cơ hội cho một cuộc họp vượt cấp hoặc buổi cà phê trò chuyện trực tiếp", Carpenter nói. 

Đã đến lúc làm những gì khiến bạn hạnh phúc

Trong hơn 6 năm, huấn luyện viên về nghề nghiệp và mục đích sống Gracie Miller giúp mọi người đổi việc ngay cả khi họ không chắc đã sẵn sàng. Cô nhận thấy các khách hàng có phần thích công việc hiện tại nhưng lại cảm thấy thiếu điều gì đó. Họ thường nhận ra bản thân không sử dụng đến nhiều kỹ năng và không còn hứng thú với công việc nữa. Họ có ước ao được giúp nhiều người hơn và cảm thấy thỏa mãn hơn.

Những người này thừa nhận có muốn tìm được công việc vừa có thu nhập vừa nâng tầm được bản thân hơn. "Thật đáng mạo hiểm để có được hạnh phúc lâu dài," Miller nói.

Do đó, thay vì chăm chú vào các công việc tương tư như vị trí hiện tại, hãy nhìn ra các lĩnh vực bạn cảm thấy thật sự quan tâm. "Bạn sẽ cảm thấy vui hơn vì điều đó, và gia đình, bạn bè và đồng nghiệp cũng sẽ vui hơn khi ở bên bạn", cô nói.

Tin bài liên quan