Không đầu tư
Trong khi thị trường chứng khoán tăng trưởng sôi động thì nhiều người lại đứng ngoài cuộc. Theo một khảo sát năm ngoái của Bankrate, chỉ có khoảng 46% người Mỹ trưởng thành đầu tư vào thị trường chứng khoán và chỉ có 18% số này nằm trong độ tuổi 18 - 25. Nhiều người lo sợ sẽ mất tiền, nhưng điều đáng lo hơn là bỏ qua cơ hội kiếm tiền.
Trong dài hạn, những danh mục đầu tư cân đối sẽ mang về lợi nhuận đáng kể. Do đó, đầu tư càng sớm càng mang lại cơ hội lợi nhuận tốt hơn trong dài hạn.
Không có quỹ phòng bị khi tình huống xấu phát sinh
Khó có thể đoán trước chuyện gì tồi tệ có thể xảy ra trong cuộc sống. Các tình huống phát sinh bất ngờ nhưng lại tốn kém như hỏng xe, đau ốm, có thể ập đến bất cứ lúc nào. Vì vậy, những người khôn ngoan sẽ luôn chuẩn bị cho mọi thứ.
Theo các chuyên gia tài chính, mọi người nên chuẩn bị một quỹ phòng bị cho các tình huống khẩn cấp tương đương 3 - 6 tháng chi tiêu. Số tháng là bao nhiêu tuỳ thuộc vào thời gian bạn ước tính đủ để tìm việc mới nếu chẳng may bất ngờ bị sa thải. Việc này giúp bạn tránh phải vay mượn trong tuyệt vọng mỗi khi tình huống xấu nảy sinh.
Chần chừ trả nợ
Sau khi tiết kiệm cho quỹ phòng bị và đầu tư, đừng chần chừ mà hãy nhanh chóng hoàn trả các khoản nợ nhanh nhất có thể, từ các khoản vay sinh viên cho tới thế chấp. Có thể việc này khiến bạn cảm thấy khó chịu nhưng sẽ còn tồi tệ hơn nếu bạn lơ là trả nợ.
Theo Harvard Business Review, bạn nên trả trước những khoản nợ lớn nhất với lãi suất cao nhất. Ngoài ra, nợ thẻ tín dụng cũng tính lãi vô cùng cao, vì vậy hãy trả khoản này trước các khoản có thể kiểm soát được như vay sinh viên.
Không yêu cầu tăng lương
Việc không thoả thuận lương phù hợp, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, có thể khiến bạn mất đi một khoản lớn trong dài hạn.
Bằng cách hiểu rõ giá trị của bản thân và những giá trị bạn mang lại cho nơi mình làm việc, bạn có thể đề xuất tăng lương mỗi năm. Nếu không được đáp ứng, bạn có thể cân nhắc tìm kiếm một công việc mới trả lương xứng đáng hơn với giá trị của mình.