Ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư phát biểu khai mạc lễ Trao giải. Ảnh: Dũng Minh.

Ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư phát biểu khai mạc lễ Trao giải. Ảnh: Dũng Minh.

5 điểm nổi bật của Top 50 doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2023

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Ngày 28/6 đã diễn ra Lễ công bố Danh sách Top 50 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2023 (VIE50) và Top 10 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2023 trong các ngành (VIE10). 

2023 là năm đầu tiên Danh sách Top 50 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2023 (VIE50) và Top 10 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2023 trong các ngành Chế biến chế tạo; Công nghệ thông tin – Viễn thông; Dược – Thiết bị y tế; Logistics; Ngân hàng; Bảo hiểm; Bán lẻ; Nông nghiệp công nghệ cao; Thực phẩm Đồ uống, Xây dựng – Bất động sản được Báo Đầu tư công bố dựa trên kết quả nghiên cứu của Công ty cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research).

Ông Trương Minh Tiến, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research). Ảnh: Dũng Minh.

Ông Trương Minh Tiến, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research). Ảnh: Dũng Minh.

Kết quả khảo sát nhanh các doanh nghiệp trong danh sách VIE50 và VIE10 cho thấy có đến 84% doanh nghiệp nhận định đổi mới sáng tạo là chìa khóa quan trọng đối với tăng trưởng trong thời gian tới, trong đó phần lớn các doanh nghiệp tập trung vào đổi mới, cải tiến sản phẩm dịch vụ và quy trình. 70% các doanh nghiệp trong khảo sát cũng cho biết dự kiến tăng ngân sách cho đổi mới sáng tạo trong ít nhất 2 năm tới.

Xét về mặt quy mô doanh nghiệp, đa phần các doanh nghiệp VIE50 là các doanh nghiệp quy mô trung bình và lớn, doanh thu bình quân của các doanh nghiệp VIE50 giai đoạn 2021-2022 đạt khoảng 45 nghìn tỷ.

Bên cạnh đó, danh sách VIE50 cũng ghi nhận một vài doanh nghiệp có quy mô khiêm tốn vì những thành tích vượt bậc trong đổi mới sáng tạo, cách tân sản phẩm, dịch vụ hay quy trình, văn hoá doanh nghiệp và đây được xem là nền tảng, tiềm năng cho tăng trưởng trong tương lai.

Ban tổ chức và các diễn giả, khách mời chụp ảnh kỷ niệm
Ban tổ chức và các diễn giả, khách mời chụp ảnh kỷ niệm

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp VIE50 được thể hiện rõ qua tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trung bình giai đoạn 2020-2022, đạt 14,91% (doanh thu) và 43,55% (lợi nhuận).

5 điểm nổi bật của các Doanh nghiệp VIE50 2023, bao gồm coi chiến lượng đổi mới sáng tạo và cách tân là ưu tiên hàng đầu; tập trung phát triển cả nguồn nhân lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp; chuẩn hoá quy trình để đạt được tốc độ tối ưu trong hoạt động đổi mới sáng tạo; phát triển đổi mới sáng tạo thông qua sảm phẩm dịch vụ và đổi mới quy trình nhằm cạnh tranh sòng phẳng, tạo lập các thị trường mới; và tập trung nhiều vào trải nghiệm khách hàng.

Cũng trong khuôn khổ sự kiện, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã chia sẻ về tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo đối với tiềm năng phát triển và sự định hình thế hệ doanh nghiệp tương lai.

Trong bài thuyết trình của ông Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã đề cập về tầm quan trọng của tăng trưởng năng suất và đổi mới sáng tạo nhằm hướng tới việc đạt được mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Ông Coppola nhận định đổi mới sáng tạo sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế hiệu quả, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện tại vẫn chưa thực sự bắt kịp với sự đổi mới sáng tạo, nhất là về mặt công nghệ như nhiều các doanh nghiệp cạnh tranh khác trên thế giới.

"Xu hướng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đang là xu hướng toàn cầu tuy nhiên hiện tại có thể thấy nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn đang gặp khá nhiều thách thức khi doanh nghiệp muốn hướng tới chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Số liệu từ World Bank cũng cho thấy Việt Nam có vẻ như vẫn chưa sẵn sàng để chuyển đổi số nếu so sánh với các nước khác. Điều này cho thấy chúng ta cần tập trung nhiều hơn nữa cho đổi mới sáng tạo để có thể tăng được sức cạnh tranh, tăng năng suất lao động và tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.

Theo khảo sát mới đây của World Bank với các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam, điều đang cản trở đổi mới sáng tạo ở Việt Nam có thể đến từ việc nhiều doanh nghiệp cho biết họ khó tiếp cận được các nguồn vốn để hỗ trợ kinh doanh, thứ hai là việc khó tiếp cận với nguồn lao động chất lượng cao".

Ông Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam phát biểu tại Lễ trao giải. Ảnh: Dũng Minh.

Ông Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam phát biểu tại Lễ trao giải. Ảnh: Dũng Minh.

Ông Andrea Coppola cho biết, ông có 5 khuyến nghị cho hoạt động đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. Thứ nhất là cần cải thiện chất lượng và các tính năng của cơ chế một cửa, thứ hai là tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp theo hướng xanh hoá và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Thứ ba, các cơ quan ban ngành có thể nghiên cứu những bài học từ các quốc gia trên thế giới để có thể rút ra kinh nghiệm cho mình. Thứ tư là có thể kết hợp với các viện nghiên cứu và các tổ chức chuyên môn để tìm ra các hướng đi mới cho hoạt động đổi mới sáng tạo. Cuối cùng là tận dụng các nguồn lực tài chính một cách hiệu quả hơn để tạo động lực cho hoạt động đổi mới sáng tạo của Việt Nam.

PGS TS Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore chia sẻ cụ thể về các định tố then chốt để giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng tốc phát triển thông qua đổi mới sáng tạo.

Theo ông Khương, có 3 trụ cột nền tảng của hoạt động đổi mới sáng tạo. Thứ nhất là lợi ích, chi phí và rủi ro liên quan tới nỗ lực đổi mới sáng tạo, thứ hai là năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, thứ ba là điều kiện khuyến tạo đổi mới sáng tạo.

PGS. TS. Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore tham dự lễ trao giải theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Dũng Minh.

PGS. TS. Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore tham dự lễ trao giải theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Dũng Minh.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cũng đề cập đến môi trường đổi mới sáng tạo cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và những khó khăn thách thức chúng ta cần vượt qua.

Theo TS. Võ Trí Thành, đổi mới sáng tạo là câu chuyện đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang ở trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và kỷ nguyên số. Vậy nên doanh nghiệp cần đổi mới sáng tạo gắn với kỷ nguyên số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Cái thứ hai là Việt Nam đang vào giai đoạn cần thay đổi cách thức phát triển, mô hình tăng trưởng để Việt Nam có thể dựa nhiều hơn vào đổi mới sáng tạo và năng suất lao động để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế chứ không phải chỉ dựa vào tài nguyên và lao động giá rẻ. Vậy nên đổi mới sáng tạo chính là để thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu Việt Nam vào năm 2045 sẽ trở thành một nước phát triển.

Khi nền kinh tế phục hồi và phát triển, các doanh nghiệp muốn chuyển dịch lên những nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu thì buộc phải đổi mới, sáng tạo để tồn tại và cạnh tranh thành công. Đổi mới sáng tạo hiệu quả và thành công tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng giá trị và thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp; dần định hình Mã gen DNA, văn hóa về đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

"Đổi mới sáng tạo không chỉ giúp doanh nghiệp tăng khả năng thích ứng với bối cảnh kinh doanh mới, thúc đẩy tăng trưởng, mà quan trọng là cho thấy vị thế của người dẫn dắt và thay đổi cuộc chơi trên thị trường", TS Võ Trí Thành nhấn mạnh thêm.

Danh sách đầy đủ Top 50 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam năm 2023 (VIE50): https://vie50.vn/

Danh sách đầy đủ Top 50 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam năm 2023 (VIE50): https://vie50.vn/

Tin bài liên quan