Hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới đã áp dụng các biện pháp hạn chế, theo một báo cáo được công bố vào tuần trước của Tổ chức Du lịch Thế giới Liên hợp quốc (UNWTO).
“Chưa bao giờ trong lịch sử, du lịch quốc tế bị hạn chế một cách cực đoan như vậy”, UNWTO cho biết.
Từ việc đình chỉ các chuyến bay đến đóng cửa biên giới, việc phong tỏa đã khiến các quốc gia tiêu tốn hàng tỷ USD trong mảng du lịch, các hãng hàng không cạn kiệt nguồn tiền và hàng triệu người mất việc, điều này khiến ngành du lịch trở thành một trong những lĩnh vực bị Covid-19 tàn phá nhất.
Dưới đây là 5 biểu đồ cho thấy tác động của đại dịch đến ngành du lịch:
Các biện pháp hạn chế đi lại
Báo cáo của UNWTO cho biết, việc hạn chế đi lại trên khắp thế giới trở nên nghiêm ngặt hơn khi có nhiều ca nhiễm Covid-19.
Biểu đồ phân vùng các loại biện pháp hạn chế của các quốc gia và vùng lãnh thổ
97 quốc gia và vùng lãnh thổ (tương đương 45%) đã thực hiện đóng cửa biên giới toàn bộ hoặc một phần;
65 quốc gia và vùng lãnh thổ (tương đương 30%) có các chuyến bay bị đình chỉ hoàn toàn hoặc một phần;
39 quốc gia và vùng lãnh thổ (tương đương 18%) đóng cửa biên giới đối với một vài địa diểm cụ thể;
16 quốc gia và vùng lãnh thổ (tương đương 7%) đã thực hiện các biện pháp khác như yêu cầu khách du lịch phải cách ly khi đến.
UNWTO cũng cho biết, kể từ ngày 20/4, không có điểm đến nào trong số đó đã dỡ bỏ bất kì các biện pháp hạn chế.
Giảm các chuyến bay thương mại
Một ảnh hưởng của những hạn chế đó đối với việc đi lại là giảm số lượng chuyến bay thương mại.
Số lượng chuyến bay thương mại trung bình mỗi ngày đã giảm từ hơn 100.000 trong tháng 1 và tháng 2 năm nay xuống còn khoảng 78.500 trong tháng 3 và 29.400 trong tháng 4, theo dữ liệu của Flightradar24 - một trang web theo dõi các chuyến bay trên toàn cầu.
Biều đồ tình hình chuyến bay thương mại các tháng năm 2020
Bên cạnh đó, một số chính phủ cũng đưa ra những chính sách hỗ trợ bao gồm:
Bộ Tài chính Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận với các hãng hàng không bao gồm American, Delta và United để nhận hàng tỷ USD tiền trợ cấp của chính phủ.
Chính phủ Pháp và Hà Lan cho biết, họ sẽ cung cấp tới 11 tỷ euro (12,03 tỷ USD) viện trợ tài chính cho Air France-KLM
Chính phủ Singapore hợp tác với khu vực tư nhân để cung cấp tới 19 tỷ đô la Singapore (13,42 tỷ USD) tài trợ cho hãng hàng không hàng đầu - Singapore Airlines.
Doanh thu ngành hàng không sụt giảm mạnh
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, doanh thu chuyên chở hành khách của các hãng hàng không ước tính sẽ giảm tới 314 tỷ USD vào năm 2020, tương đương mức giảm 55% so với năm 2019.
“Ngành công nghiệp hàng không có thể mất nhiều năm để phục hồi hoàn toàn”, theo Brendan Sobie, một nhà phân tích độc lập tại Công ty Tư vấn Sobie Aviation.
Biểu đồ doanh thu ngành hàng không của các khu vực
Nhu cầu đặt chỗ tại khách sạn sụt giảm
Ngoài các hãng hàng không, các khách sạn cũng bị ảnh hưởng bởi việc giảm đi lại.
Giá khách sạn đã giảm trên tất cả các khu vực trong tháng 3, theo dữ liệu của STR, một công ty phân tích theo dõi lĩnh vực khách sạn.
Biểu đồ tình hình đặt phòng khách sạn trên thế giới trong tháng 3
Bên cạnh đó, các công ty khác trong ngành như công ty dựa trên nền tảng du lịch trực tuyến Expedia Group, đã tuyên bố vào cuối tháng 2 rằng họ đang cắt giảm 3.000 việc làm. Trong khi đó, trang web du lịch Booking Holdings - nơi có 27.000 nhân viên, họ cũng đóng băng trong việc tuyển dụng mới.
Hàng triệu người mất việc
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), ngành công nghiệp du lịch đóng góp khoảng 10,3% tổng GDP toàn cầu và tạo ra khoảng 1/4 số việc làm mới trên toàn thế giới trong năm năm qua.
Bên cạnh đó, việc dừng đột ngột trong du lịch toàn cầu do đại dịch sẽ dẫn đến hơn 100 triệu người mất việc làm trong năm nay. Điều này làm giảm ước tính 2,7 nghìn tỷ USD trong du lịch và GDP mảng du lịch trong năm 2020, theo phân tích của WTTC.
Biểu đồ tình hình thất nghiệp trong ngành du lịch năm 2020