Theo Kiểm toán Nhà nước, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của PVN không hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro mất vốn, thua lỗ cao - Ảnh tư liệu

Theo Kiểm toán Nhà nước, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của PVN không hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro mất vốn, thua lỗ cao - Ảnh tư liệu

24 dự án tìm, thăm dò dầu khí của PVN không thành công

PVN có 24 dự án tìm kiếm thăm dò phát triển dầu khí không thành công với tổng chi phí 773 triệu USD. Dự án Daman (Iran) và Junin (Venezuela) 660 triệu USD dừng, giãn tiến độ; 2 dự án ở Peru 849 triệu USD đang xin chủ trương chuyển nhượng.

Báo cáo Kiểm toán Nhà nước chỉ ra một loạt dự án mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư không hiệu quả, có những dự án đầu tư ra nước ngoài thua lỗ khiến phải bán để thu hồi vốn.

Chiều 5-7, Kiểm toán Nhà nước họp báo công bố báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2018 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2017.

Theo ông Hoàng Khánh Hòa - vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Kiểm toán Nhà nước, qua kiểm toán, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trực thuộc tập đoàn, tổng công ty không hiệu quả, thua lỗ lớn, mất vốn chủ sở hữu, phải giải thể.

Theo báo cáo kiểm toán, nhiều khoản đầu tư, góp vốn của các tập đoàn, tổng công ty không đúng quy định, thua lỗ. Trong đó, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) không hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro mất vốn, thua lỗ cao.

Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ PVN có 24 dự án tìm kiếm thăm dò phát triển dầu khí không thành công đã và đang hoàn thành thủ tục chấm dứt dự án với tổng chi phí 773 triệu USD. Dự án Daman - Iran và dự án Junin - Venezuela dừng, giãn tiến độ với 660 triệu USD. Hai dự án tại Peru đang xin chủ trương chuyển nhượng 849 triệu USD.

Bên cạnh đó, PVN chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài vượt hạn mức quy định trong giấy chứng nhận đầu tư. Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước nêu rõ dự án lô 67 chuyển vượt 142 triệu USD và dự án SK 305 chuyển vượt 15 triệu USD.

Đặc biệt, Kiểm toán Nhà nước cũng nhấn mạnh một số dự án của PVN đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn, có nguy cơ không đảm bảo cơ cấu vốn được phê duyệt và tiềm ẩn rủi ro phát sinh chi phí, giảm hiệu quả đầu tư gồm nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, Dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1.

Tin bài liên quan