Trong đó, dư nợ của một số ngành kinh tế bị ảnh hưởng cụ thể như:
Nông, lâm nghiệp và thủy sản: dư nợ bị ảnh hưởng khoảng 157.000 tỷ đồng, chiếm 1,9% dư nợ nền kinh tế; tập trung chủ yếu vào các dư nợ đối với các ngành hàng rau quả, thủy sản, cao su, cà phê, chè, hạt tiêu;
Khai khoáng: dư nợ bị ảnh hưởng khoảng 45.000 tỷ đồng, chiếm 0,5% dư nợ nền kinh tế; tập trung chủ yếu vào dư nợ đối với khai thác than, dầu thô, quặng kim loại...;
Công nghiệp chế biến-chế tạo: dư nợ bị ảnh hưởng khoảng 520.000 tỷ đồng, chiếm 6,3% tổng dư nợ. Trong đó, dư nợ bị ảnh hưởng của ngành chế biến thực phẩm, đồ uống khoảng 193.000 tỷ đồng, dệt may khoảng 137.000 tỷ đồng, xi măng khoảng 104.000 tỷ đồng, chế biến gỗ khoảng 86.000 tỷ đồng;
Các dự án BOT, BT giao thông: dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng khoảng 110.000 tỷ đồng, chiếm 1,35% tổng dư nợ;
Kinh doanh khoáng sản, nhiên liệu, nguyên vật liệu xây dựng, kinh doanh ô tô và phụ tùng: dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng khoảng 548.000 tỷ đồng, chiếm 6,6% tổng dư nợ;
Vận tải: dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng khoảng 139.000 tỷ đồng, chiếm 1,68% tổng dư nợ;
Dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch: dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng khoảng 169.000 tỷ đồng, chiếm 2% tổng dư nợ;
Hoạt động kinh doanh bất động sản: dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng khoảng 145.000 tỷ đồng, chiếm 1,75% tổng dư nợ;
Giáo dục và đào tạo: dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng khoảng 30.000 tỷ đồng, chiếm 0,36% tổng dư nợ;
Hoạt động dịch vụ khác (sửa chữa các thiết bị, đồ dùng gia dụng, dịch vụ phục vụ tăng cường sức khỏe, giặt là, cắt tóc, hiếu hỉ...): dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng khoảng 260.000 tỷ đồng, chiếm 3,1% tổng dư nợ.