Vào ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, báo cáo mới dựa trên kết quả khảo sát hằng năm của Grant Thornton quốc tế đối với 5.500 doanh nghiệp tại 36 nền kinh tế cho thấy, tỷ lệ phụ nữ nắm giữ các vị trí cấp cao tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng từ 23% năm 2016 lên đến 25% năm 2017.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ tăng này vẫn còn chậm. Năm 2017 chỉ tăng 1% so với năm 2016 và cũng chỉ tăng có 6% so với 13 năm trước đây khi mà nghiên cứu đầu tiên này được thực hiện.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ tăng này vẫn còn chậm. Năm 2017 chỉ tăng 1% so với năm 2016 và cũng chỉ tăng có 6% so với 13 năm trước đây khi mà nghiên cứu đầu tiên này được thực hiện.
Các quốc gia chiếm tỷ lệ cao nhất về số phụ nữ nắm giữ các vị trí quản lý cấp cao bao gồm Nga (47%), Indonesia (46%), Estonia (40%), Ba Lan (40%) và Philippines (40%). Ngược lại, các quốc gia có phụ nữ ở vị trí quản lý cấp cao chiếm tỷ lệ thấp nhất là Nhật Bản (7%), Argentina (15%), Ấn Độ (15%), Đức (18%), Brazil (19%) và Anh (19%).
Tỷ lệ nữ giữ các vị trí quản lý kinh doanh cấp cao tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) tăng từ 23% năm 2016 lên đến 25% năm 2017. Tại các nước đang phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tăng từ 26% năm 2016 lên 29% trong năm 2017, trong khi tại các quốc gia phát triển hơn trong khu vực, tỷ lệ này duy trì ở mức 13%. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp thuộc châu Á - Thái Bình Dương không có nữ trong ban quản lý cấp cao cũng tăng từ 31% năm 2016 lên 35% năm 2017.
Tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương không có phái nữ trong ban quản lý cấp cao cũng gia tăng, từ 31% năm 2016 lên 35% năm 2017.
Là vấn đề được đề cập nhiều trong nội dung 2017, Báo cáo của Grant Thornton năm nay nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đa dạng giới tính trong đội ngũ quản lý cấp cao liên quan đến việc quản lý rủi ro.
Bà Nguyễn Thị Vĩnh Hà, Phó tổng giám đốc phụ trách Bộ phận Tư vấn của Grant Thornton Việt Nam, cho biết, trong năm nay, các doanh nghiệp thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã cải thiện tỷ lệ nữ nắm giữ các vị trí cấp cao.
Tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương không có phái nữ trong ban quản lý cấp cao cũng gia tăng, từ 31% năm 2016 lên 35% năm 2017.
Là vấn đề được đề cập nhiều trong nội dung 2017, Báo cáo của Grant Thornton năm nay nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đa dạng giới tính trong đội ngũ quản lý cấp cao liên quan đến việc quản lý rủi ro.
Bà Nguyễn Thị Vĩnh Hà, Phó tổng giám đốc phụ trách Bộ phận Tư vấn của Grant Thornton Việt Nam, cho biết, trong năm nay, các doanh nghiệp thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã cải thiện tỷ lệ nữ nắm giữ các vị trí cấp cao.
"Tuy nhiên, chúng ta chỉ mới đi được nửa đường, tỷ lệ doanh nghiệp không có nữ trong ban quản lý cấp cao cũng tăng lên. Nói một cách khác, chúng ta vừa tiến một bước lại vừa lùi một bước. Đây thực sự là một mối quan ngại cho sự tăng trưởng kinh doanh khi mà chúng ta đang không phát huy tối đa các yếu tố tiềm năng”, bà Hà nói.
Trên phương diện toàn cầu, số liệu của Grant Thornton cho thấy, các khu vực đang phát triển tiếp tục dẫn đầu về thay đổi đa dạng giới tính trong khi các nước phát triển bị tụt lại phía sau.
Trên phương diện toàn cầu, số liệu của Grant Thornton cho thấy, các khu vực đang phát triển tiếp tục dẫn đầu về thay đổi đa dạng giới tính trong khi các nước phát triển bị tụt lại phía sau.
Năm 2017, khu vực Tây Âu thành công nhất với 38% các vị trí quản lý cấp cao được nắm giữ bởi phụ nữ và chỉ 9% doanh nghiệp không có nữ trong ban quản lý cấp cao.
Các nền kinh tế MINT (Mexico, Indonesia, Nigeria vàThổ Nhĩ Kỳ) đạt được sự cải thiện tốt nhất với tỷ lệ nữ giữ các vị trí quản lý cấp cao tăng từ 24% năm 2016 lên đến 28% năm 2017,đồng thời tỷ lệ doanh nghiệp không có nữ trong ban quản lý cấp cao giảm từ 36% năm 2016 xuống còn 27% năm 2017.
Kết quả khảo sát trên cho thấy, sự tương phản đáng kể so với nhóm các nước có nền kinh tế lớn G7. Các quốc gia này giữ nguyên tỷ lệ 22% nữ cho các vị trí quản lý cấp cao và 39% cho số doanh nghiệp không có nữ trong ban quản lý cấp cao. Các quốc gia phát triển thuộc châu Á - Thái Bình Dương xếp cuối bảng với chỉ 13% các vị trí quản lý cấp cao được nắm giữ bởi phái nữ và 54% doanh nghiệp không có nữ trong ban quản lý cấp cao. Đây là kết quả thấp nhất trong tất cả các khu vực cho cả hai chỉ tiêu.
Ông Nguyễn Chí Trung, Tổng giám đốc Công ty Grant Thornton Việt Nam cho biết, kết quả khảo sát đối với các nước có nền kinh tế lớn nêu trên cho thấy không được khả quan. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả này, chúng phụ thuộc vào văn hóa mỗi doanh nghiệp và rộng hơn là nền văn hóa chung của quốc gia hoặc khu vực doanh nghiệp đang hoạt động.
Kết quả khảo sát trên cho thấy, sự tương phản đáng kể so với nhóm các nước có nền kinh tế lớn G7. Các quốc gia này giữ nguyên tỷ lệ 22% nữ cho các vị trí quản lý cấp cao và 39% cho số doanh nghiệp không có nữ trong ban quản lý cấp cao. Các quốc gia phát triển thuộc châu Á - Thái Bình Dương xếp cuối bảng với chỉ 13% các vị trí quản lý cấp cao được nắm giữ bởi phái nữ và 54% doanh nghiệp không có nữ trong ban quản lý cấp cao. Đây là kết quả thấp nhất trong tất cả các khu vực cho cả hai chỉ tiêu.
Ông Nguyễn Chí Trung, Tổng giám đốc Công ty Grant Thornton Việt Nam cho biết, kết quả khảo sát đối với các nước có nền kinh tế lớn nêu trên cho thấy không được khả quan. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả này, chúng phụ thuộc vào văn hóa mỗi doanh nghiệp và rộng hơn là nền văn hóa chung của quốc gia hoặc khu vực doanh nghiệp đang hoạt động.
"Chúng tôi cho rằng, một trong lý do nữa là các doanh nghiệp có thể đã coi vấn đề phải đa dạng về giới tính trong đội ngũ quản lý cấp cao đã được giải quyết, tuy nhiên trên thực tế là chưa phải như vậy, ông Trung nói.