Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Cẩn trọng với bẫy giá cổ phiếu

(ĐTCK) VN-Index tăng; Ngân hàng và nỗi lo vốn chủ mỏng; Chấm dứt xu hướng cổ phiếu lên sàn là tăng giá?;  Đầu tư đón sóng M&A: Cẩn trọng với bẫy giá cổ phiếu; Geleximco cùng đối tác Trung Quốc đề xuất xây sân bay Long Thành; Ông Nguyễn Tử Quảng đã khóc khi nói về Bphone; Chứng khoán Châu Á tăng vọt; Trung Quốc tăng cường hiện diện tại các dự án cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á... là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
VN-Index tăng

Thị trường đã xuất hiện tín hiệu điều chỉnh khi VN-Index rung lắc và liên tục đổi sắc trong phiên sáng. Áp lực bán bất ngờ gia tăng về cuối phiên khiến sắc đỏ chiếm áp đảo, cả 2 chỉ số chính đều quay đầu giảm nhẹ.

Bước sang phiên chiều, diễn biến thị trường tiếp tục giằng co nhẹ. Tuy nhiên, sau khoảng 1 giờ dập dình, Vn-Index đã bứt mạnh vượt qua mốc tham chiếu và leo thẳng lên mức cao nhất trong ngày.

Tâm điểm đáng chú ý trong phiên chiều nay chính là cuộc đua của các cổ phiếu đầu cơ. Dòng tiền đầu cơ tiếp tục chảy mạnh giúp thêm nhiều mã tham gia vào cánh đồng tím.

FLC tăng trần 7% với khối lượng khớp 53,79 triệu đơn vị và dư mua trần 25,78 triệu đơn vị.

Cặp đôi FIT và TSC củng cố gắng tím với lượng dư mua trần tiếp tục tăng cao, lần lượt 6,14 triệu đơn vị và 2,48 triệu đơn vị.

HAI và HAR sau những phiên liên tiếp bị bán tháo cũng đã tăng kịch trần nhờ lực cầu gia tăng mạnh.

HAI tăng 6,72% khớp lệnh 18,23 triệu đơn vị và dư mua trần 5,73 triệu đơn vị.

HAI tăng kịch trần 6,64% với khối lượng khớp 1,36 triệu đơn vị và dư mua trần 424.860 đơn vị.

AMD, EVG cũng đua trần với lượng dư mua trần một vài triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu bluechip, các mã lớn cũng hỗ trợ tốt cho đà tăng thị trường như VIC tăng 2,3%, VCB tăng 0,27%, ROS tăng 1,55%, MSN tăng 1,09%, VNM tăng 0,13%; còn SAB tiếp tục thu hẹp đà giảm 0,67%.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 36.320 đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là mua ròng 39,93 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 450.318 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 6,39 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 122.200 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 5,46 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 25/8: VN-Index tăng 1,86 điểm (+0,24%), lên 771,63 điểm; HNX-Index tăng 0,35 điểm (+0,34%), lên 102,64 điểm; UPCoM-Index tăng 0,09 điểm (+0,17%), lên 54,35 điểm . Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 4.357 tỷ đồng.

Chứng khoán Mỹ 

Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm phiên thứ 2 liên tiếp khi nhà đầu tư thận trọng chờ đợi cuộc họp của thống đốc các ngân hàng Trung ương tại Jackson Hole, Wyoming (Mỹ) vào thứ Sáu.

Trong đó, phát biểu của bà Janet Yellen, Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và ông Mario Draghi, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ được giới đầu tư quan tâm nhất.

Trong phiên thứ Năm, thị trường đón nhận những thông tin kinh tế trái ngược, trong khi số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng thấp hơn dự kiến trong tuần trước, thì doanh số bán nhà đột ngột giảm trong tháng 7, xuống mức thấp nhất 11 tháng.

Kết thúc phiên 24/8, chỉ số Dow Jones giảm 28,69 điểm (-0,13%), xuống 21.783,40 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 5,07 điểm (-0,21%), xuống 2.438,97 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 7,08 điểm (-0,11%), xuống 6.271,33 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chứng khoán của Nhật Bản tăng mạnh.

Chỉ số nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn Topix tăng 0,3% lên 1.596,99 điểm, nhưng thanh khoản chỉ đạt 1,714 nghìn tỷ yên (6,51 tỷ đô la), thấp hơn so với mức trung bình hàng ngày là 2 nghìn tỷ yên.

Cũng như toàn thế giới, hiện nhà đầu tư Nhật Bản đang theo xem có tín hiệu nào của ECB về việc mua trái phiếu hay không trong cuộc họp thống đốc các ngân hàng trung ương tại Mỹ vào đêm nay.

Mặc dù nguồn tin cho Reuters cho biết, chủ tịch ECB, ông Draghi sẽ không đưa ra bất kỳ thông báo chính sách mới nào tại sự kiện này.

Yutaka Miura, nhà phân tích kỹ thuật tại Mizuho Securities, cho biết: "Cho đến thời điểm này, thị trường không có biến động nào, nhưng các nhà đầu tư vẫn đứng ngoài cho đến khi họ nhìn thấy thị trường nước ngoài sẽ thay đổi như thế nào sau sự kiện”.

Trong phiên, các cổ phiếu xuất khẩu thu hút người mua, do đồng USD ổn định ở mức 109,59 yên sau khi tăng 0,5% trong một đêm.

Toyota Motor Corp tăng 0,8%, Honda Motor Co tăng 0,6% và Advantest Corp tăng 0,9%.

Cổ phiếu tài chính cũng tăng. Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ tăng 0,7% và công ty bảo hiểm Dai-ichi Life Holdings tăng 0,6%.

Cổ phiếu của Tập đoàn FamilyMart UNY Holdings tăng 4%, trong khi Don Quijote Holdings tăng 3,1% sau khi tuyên bố kế hoạch mua 40% cổ phần của Công ty UNY, một doanh nghiệp chưa niêm yết của FamilyMart UNY.

Chứng khoán Trung Quốc tăng phiên thứ 4 liên tiếp, do dự báo kết quả kinh doanh từ các công ty lớn đã giúp tăng niềm tin cho các nhà đầu tư.

Chỉ số Hang Seng tăng 1,2%, đóng cửa cao nhất kể từ ngày 8/8, trong tuần tăng 3,3%.

Chỉ vài tháng trước, các nhà đầu tư vẫn lo lắng về sự chậm lại của kinh tế Trung Quốc, giờ đây dường như họ đã bị thuyết phục rằng đà phát triển kinh tế của lục địa có thể vẫn vững vàng trong suốt phần còn lại của năm, sau khi lợi nhuận của các doanh nghiệp vượt qua ước tính.

CNOOC báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng tăng cao nhất nhất kể từ nửa cuối năm 2014, nhờ giá dầu thô tăng cao, trong khi PetroChina cũng báo cáo mức tăng lợi nhuận nửa đầu năm.

Cổ phiếu tài chính cũng tăng mạnh nhờ tăng trưởng lợi nhuận từ các ngân hàng và công ty bảo hiểm như Bank of Communications và China Life.

Li & Fung, một nhà phân phối cho các nhà bán lẻ bao gồm Wal-Mart Stores, đã tăng 15% sau khi báo cáo lợi nhuận ròng tăng 40%.

Chứng khoán Hồng Kông tăng phiên thứ ba liên tiếp, được trợ giúp bởi những cổ phiếu tài chính và bất động sản.

Chỉ số Hang Seng tăng 0,4%, trong khi chỉ số doanh nghiệp Trung Quốc tăng 0,9% lên 11.051,00 điểm.

Chỉ số tài chính phụ tăng 0,7%, trong khi đó cổ phiếu tiêu dùng tăng 1,3%.

Ngành bất động sản cũng tăng điểm mạnh với cổ phiếu của nhà phát triển Trung Quốc R&F, tăng 7,3%, lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2009, nhờ tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong quý II.

Kết thúc phiên 25/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 98,94 điểm (+0,51%), lên 19.452,61 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 329,56 điểm (+1,20%), lên 27.848,16 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 60,01 điểm (+1,83%), lên 3.331,53 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC bật tăng. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.770 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 10.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,25 - 36,47 triệu đồng/lượng, tăng 40.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.446 đồng/USD, giảm 1 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.700 - 22.770 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Ngân hàng và nỗi lo vốn chủ mỏng

Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giảm liên tục.

Nếu như tại thời điểm cuối năm 2016, CAR của toàn hệ thống là 12,84%, thì đến cuối tháng 5 đã giảm về còn 12,66%, đó là đã loại bỏ các TCTD có vốn tự có âm..>> Chi tiết

- Chấm dứt xu hướng cổ phiếu lên sàn là tăng giá?

Theo ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc tư vấn đầu tư Công ty cổ phần Chứng khoán MayBank Kim Eng, tính đến cuối tháng 7, chỉ số VN-Index tăng khoảng 17 - 18%, trong khi tăng trưởng nền kinh tế chỉ đạt khoảng 6%, thị trường cần điều chỉnh và đang trong xu hướng điều chỉnh. Có thể chỉ số VN-Index đã lập đỉnh của năm 2017..>> Chi tiết

Đầu tư đón sóng M&A: Cẩn trọng với bẫy giá cổ phiếu

Những thông tin liên quan đến hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) các doanh nghiệp niêm yết thường tạo ra những con sóng về giá cổ phiếu.

Tuy nhiên, việc đầu tư đón đầu các thương vụ này trong nhiều tình huống lại có thể khiến nhà đầu tư nhận những trái đắng khó lường..>> Chi tiết

Chứng quyền dự kiến được niêm yết trong tháng 11

Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đã cơ bản hoàn thiện hệ thống giao dịch chứng quyền có bảo đảm (CW), dự kiến sẽ niêm yết và giao dịch sản phẩm này trong tháng 11/2017..>> Chi tiết

Geleximco cùng đối tác Trung Quốc đề xuất xây sân bay Long Thành

Liên danh này đề xuất với Thủ tướng đầu tư sân bay Long Thành theo hình thức đối tác công tư (PPP) và cam kết đưa dự án vào vận hành trong thời gian xây dựng từ 3-5 năm.. >> Chi tiết

Ông Nguyễn Tử Quảng đã khóc khi nói về Bphone

CEO Bkav đã rơi nước mắt khi nói lời cảm ơn tới hơn 3.000 khách hàng đã mua Bphone bản đầu tiên.. >> Chi tiết

 Trung Quốc tăng cường hiện diện tại các dự án cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á

Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc vào các quốc gia ASEAN ở mức khá thấp, vào khoảng 6,8% tổng nguồn vốn FDI vào khu vực này năm 2015, nhưng các công ty Đại lục đã hiện diện và chiếm cổ phần lớn tại nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn tại đây..>> Chi tiết

Tin bài liên quan