Diễn biến giao dịch chứng khoán tuần qua

TRÊN SÀN HOSE

PHIÊN TĂNG: 2

  • 5/8: 607,08 +6,32(+1,05%)
  • 7/8: 603,76 +2,72(+0,45%)

PHIÊN GIẢM: 3

  • 3/8: 609,47 -11,59(-1,87%)
  • 4/8: 600,76 -8,71(-1,43%)
  • 6/8: 601,04 -6,04(-0,99%)

TB: 104,03 tr đv/phiên.

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 104,03 triệu đơn vị/phiên, với tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 1.944,92 đồng,tăng giảm 14,5% về lượng và 18,11% về giá trị so với tuần trước.

CHUNG TUẦN: -17,3

Tương ứng giảm 2,79%

CHỐT TUẦN: 603,76

TRÊN SÀN HNX

PHIÊN TĂNG: 2

  • 5/8: 84,53 +1,36(+1,63%)
  • 7/8: 83,88 +0,09(+0,10%)

PHIÊN GIẢM: 3

  • 3/8: 83,31 -1,82(-2,13%)
  • 4/8: 83,17 -0,14(-0,17%)
  • 6/8: 83,79 -0,74(-0,88%)

TB: 43,22 tr đv/phiên

Tổng khối lượng giao dịch bình quân nhích nhẹ so với tuần trước đạt 43,22 triệu đơn vị/phiên với tổng giá trị đạt 499,26 tỷ đồng, giảm 7,51% so với tuần trước.

CHUNG TUẦN: -1,25

Kết thúc tuần, HNX-Index giảm 1,25 điểm, tương ứng tăng 1,45%

CHỐT TUẦN: 83,88

GIAO DỊCH NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN 2 SÀN

CLICK - XEM CHI TIẾT

Nhà đầu tư nước ngoài Tuần qua tiếp tục diễn biến thiếu tích cực khi giao dịch mua bán đều giảm đáng kể. Tuy trạng thái giao dịch đã chuyển qua mua ròng nhưng không đem lại hiệu ứng tích cực lớn cho thị trường bởi hoạt động này chủ yếu tập trung vào một số mã như NT2SSI. Trên hai sàn trong tuần đầu tháng 8, khối ngoại đã mua ròng 12,61 triệu đơn vị, tăng 124,78% so với tuần trước. Tổng giá trị mua ròng tương ứng 266,77 tỷ đồng, trong khi tuần trước đó bán ròng 47,58 tỷ đồng.

CÁC MÃ NỔI BẬT

  • ⇑ VDS +37.50%
  • ⇑ HLG +32.43%
  • ⇑ SLS +32.03%
  • ⇓ DPC -18.66%
  • ⇓ OCH -18.52%
  • ⇓ HTP -17.58%

CLICK - XEM CHI TIẾT

Cổ phiếu thanh khoản cao nhất

MBB: tổng khối lượng khớp cả tuần đạt 48.881.190 đơn vị, tính trung bình đạt 9.776.238 đơn vị/phiên.

HAI: tổng khối lượng khớp cả tuần đạt 45.963.570 đơn vị, tính trung bình đạt 9.192.714 đơn vị/phiên.

Top 5 người tăng giảm giàu nhất TTCK trong tuần qua(VNĐ)

Trần Đình Long - Tập đoàn Hòa Phát(HPG)

+295 tỷ đồng

Chi tiết

Sau 1 tuần đứng ở vị trí thứ 3, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã lấy lại vị trí thứ 2 nhờ việc cổ phiếu HPG tăng mạnh trở lại 4,92% lên 34.100 đồng, tài sản theo đó đã tăng 295 tỷ đồng, đạt gần 6.286 tỷ đồng. HPG cũng là mã bluechips hiếm hoi đi ngược thị trường trong tuần vừa qua. Theo đó, tài sản của vợ ông là bà Phạm Thị Hiền cũng tăng hơn 85 tỷ đồng, lên 1.281 tỷ đồng, đồng thời vị trí của bà Hiền cũng được cải thiện 1 bậc, lên đứng thứ 7.

Nguyễn Hoàng Yến, Ủy viên HĐQT Tập đoàn Masan (MSN)

-92 tỷ đồng

Chi tiết

MSN mới là cổ phiếu có mức giảm mạnh nhất tuần, xuống còn 86.500 đồng, tương ứng giảm 3,9% giá trị. Do đó, bà Nguyễn Hoàng Yến, Ủy viên HĐQT Tập đoàn Masan (MSN) mới là người có tài sản giảm mạnh nhất tuần khi bị hụt gần 92 tỷ đồng, về còn 2.269 tỷ đồng. Dù vậy, vị trí thứ 6 của bà Yến vẫn được đảm bảo.

Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG)

-69,55 tỷ đồng

Chi tiết

Thay đổi đáng chú ý nhất là việc ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đã tụt trở lại vị trí thứ 3 trong top 10, bởi tài sản đã bị hao hụt 69,55 tỷ đồng xuống 5.947 tỷ đồng. Dù cổ phiếu HAG tuần qua giảm không mạnh, chỉ 1,15%, về 17.100 đồng, nhưng về tài sản vẫn là mức giảm mạnh thứ hai.

Bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch CTCP Vĩnh Hoàn (VHC)

-68 tỷ đồng

Chi tiết

Dưới ảnh hưởng của “cơn lũ TTP”, cổ phiếu VHC đã mất 3,7% giá trị, xuống còn 39.300 đồng. Theo đó, tài sản của bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) mất hơn 68 tỷ đồng, xuống còn 1.791 tỷ đồng, đồng thời vị trí của bà cũng bị tụt 1 bậc, từ thứ 7 xuống thứ 8.

Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC)

-53 tỷ đồng

Chi tiết

Cổ phiếu VIC tuần qua chỉ giảm có 0,23% về 43.000 đồng, nên tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC) và 2 Phó chủ tịch là bà Phạm Thu HươngPhạm Thúy Hằng chỉ hao hụt nhẹ, lần lượt là 53 tỷ đồng, 9 tỷ đồng và 6 tỷ đồng xuống tương ứng 22.894 tỷ đồng, 3.948 tỷ đồng và 2.636 tỷ đồng. Đổng thời, vị trí trong bảng xếp hạnh cũng không có gì thay đổi, vẫn là số 1, 3 và 4.

Các thông tin đáng chú ý trong tuần

M&A: chờ đón sự bùng nổ

TTCK tuần qua nổi bật với Diễn đàn M&A 2015 được khai mạc với chủ đề: chờ đón sự bùng nổ. Diễn đàn không chỉ là nơi để nhà đầu tư và nhà quản lý gặp gỡ đối thoại để đánh giá các văn bản pháp lý và rào cản gì cần được tháo bỏ, mà còn nơi để các nhà đầu tư gặp đỡ tìm kiếm các cơ hội hợp tác. Diễn đàn cũng vinh danh những thương vụ M&A và nhà tư vấn tiêu biểu nhất trong năm.

Sắp có hướng dẫn nới room

Dù Nghị định 60/2015 trong đó có nội dung nới room đã được ban hành và sắp có hiệu lực (từ 1/9), nhưng văn bản hướng dẫn thực hiện là cái mà nhà đầu tư và thị trường đang mong đợi. Tuy nhiên, theo thông tin được Chủ tịch UBCK Vũ Bằng tiết lộ tại Diễn đàn M&A 2015 do Báo Dầu tư và AMV tổ chức cuối tuần qua, thì trong tháng 8 dự kiến sẽ có văn bản hướng dẫn về nới room.

Thông tin này một lần nữa được cấp phó của ông Bằng là Phó chủ tịch UBCK Nguyễn Thành Long khẳng định tại cuộc Tọa đàm trực tuyến "Nới room: Đón nhận cơ hội và thách thức từ dòng vốn nước ngoài”, do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 7/8. Cụ thể, ông Long cho biết, Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 60/2015 về nới room cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ được công bố lấy ý kiến các thành viên thị trường vào ngày thứ Năm (13/8).

Vì sao cổ phiếu đầu cơ không tăng giá?

TTCK đã có giai đoạn tăng mạnh và dòng tiền dường như tập trung khá mạnh vào nhóm blue-chips. Điều này khiến nhiều NĐT dự đoán sự dịch chuyển của dòng tiền như thường lệ và đón lõng nhóm cổ phiếu đầu cơ, nhóm cổ phiếu có thị giá thấp. Tuy nhiên, thực tế đã không diễn ra như mong đợi, làm cho khá nhiều NĐT mất tiền.

Thị trường chứng khoán có cần TPP?

Vòng đàm phán TPP diễn ra vào cuối tuần trước chưa đi đến kết thúc đã ảnh hưởng không ít tới tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, nếu tạm quên đi yếu tố TPP, thị trường vẫn có đầy đủ các yếu tố cơ bản để giữ vững mặt bằng giá hiện nay.

TTCK phái sinh sẽ ra mắt vào quý III-IV/2016

Theo Sở GDCK Hà Nội (HNX), cuối tháng 7 vừa qua, Bộ Tài chính đã có văn bản chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), HNX và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) triển khai xây dựng TTCK phái sinh, đặt mục tiêu đưa thị trường này vào hoạt động trong quý III - IV/2016.

Margin: nhiều bất cập khiến CTCK phải đi đường vòng

Luật sư Hồ Anh Khoa, Công ty Luật Basico cho rằng, những quy định bất cập trong hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán (margin) khiến các CTCK khó thực hiện và nhiều khi phải “đi đường vòng”

Ông chủ Hàn Quốc có làm “đổi vận” CTCK thua lỗ?

Ngoài nắm giữ kịch room theo quy định trước đây (49%) tại một số CTCK, đến nay, NĐT Hàn Quốc là đối tượng sở hữu nhiều nhất CTCK 100% vốn ngoại hoạt động trên TTCK Việt Nam. Sự xuất hiện của ông chủ ngoại liệu có giúp các công ty này thoát khỏi tình cảnh làm ăn thua lỗ kéo dài?

Các phát ngôn đáng chú ý trong tuần

Ông Lê Đắc An, Trưởng phòng Đầu tư, CTCK Tân Việt (TVSI).

“Thị trường luôn có các thông tin đa chiều, nhưng để nhìn nhận đó là thông tin hỗ trợ hay không lại phụ thuộc vào chính tâm lý của NĐT. Khi đã lạc quan, hưng phấn thì NĐT sẽ chỉ nhìn thấy thông tin tích cực. Ngược lại, khi bi quan, chán nản sẽ chỉ nhìn thấy thông tin tiêu cực”.

Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG).

“Nếu giờ mở room lên 59% thì họ cũng mua đủ thêm 10% và giữ luôn như vậy sẽ không gia tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu MWG”.

Ông Nguyễn Hữu Bình, Trưởng phòng Phân tích, CTCK IVS.

“Câu chuyện với nhóm cổ phiếu đầu cơ trong con sóng vừa qua có sự khác biệt lớn với quy luật thường thấy”.

Tổng hợp:

Design - Code: NgocTuanz

  • Email: tranngoctuanjs90@gmail.com
  • Phone: 0165 409 8459

Tin khác