Thị trường tài chính 24h: Những cổ phiếu “có lõi tốt” vẫn đem lại khoản lãi cao nhất

Thị trường tài chính 24h: Những cổ phiếu “có lõi tốt” vẫn đem lại khoản lãi cao nhất

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index chững lại sau 2 phiên tăng mạnh; Ba nguyên nhân khiến chứng khoán Việt Nam hồi phục nhanh; 5 lý do cổ phiếu hàng không sẽ trỗi dậy năm 2021; Đầu tư giá trị: Đẳng cấp là mãi mãi; Chứng khoán châu Á đa số nhích nhẹ; Hãng taxi bay Trung Quốc EHang dính cáo buộc "xào nấu" số liệu, cổ phiếu rớt không tưởng… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.  

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 19/2 giảm 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm thêm 100.000 ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại mức 55,75 – 56,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 0,6 USD xuống 1.775,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giao dịch ảm đạm và xoay nhẹ quanh ngưỡng 1.770 USD/ounce cho đến cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,32% xuống 90,30 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 19/2 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.134 đồng, tăng 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.925 - 23.105 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,95 USD (-1,57%), xuống 59,57 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,72 USD (-1,13%), xuống 63,21 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index chững lại sau hai phiên tăng vọt

Thị trường có màn lội ngược dòng trong nửa đầu phiên sáng nay khi VN-Index biến động hơn 20 điểm. Tuy nhiên, áp lực bán vẫn khá lớn, khiến chỉ số đã đảo chiều điều chỉnh nhẹ.

VN-Index lình xình dưới tham chiếu trong suốt phiên chiều và đóng cửa gần như không đổi "nhờ" tắc đường, cùng với sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Nhóm ngân hàng giữ sắc xanh như BID, CTG, MBB, STB, HDB, đáng kể là ACB tăng 6,7%.

Một số mã đáng chú ý như LGC, khi mở cửa tại mức giá sàn, đã nhanh chóng tăng phi mã lên thẳng mức giá trần và xác lập đỉnh cao mới tại mức giá 79.900 đồng/cổ phiếu.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 4,5 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 9,1 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 19/2: VN-Index giảm 0,88 điểm (-0,07%), xuống 1.173,5 điểm; HNX-Index tăng 0,22 điểm (+0,1%), lên 231,18 điểm; UpCoM-Index tăng 0,78 điểm (+1,03%), xuống 76,13 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall giảm điểm trong phiên ngày thứ Năm (18/2), sau khi Bộ Lao động Mỹ, số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 13/2 ghi nhận mức 861.000 người. Con số trên cao hơn so với mức 848.000 trong tuần trước đó và vượt khá xa mức dự báo 765.000.

Trong khi đó, chỉ số sản xuất Fed Philadelphia giảm xuống mức 23,1 trong tháng 2 từ mức 26,5 trong tháng trước. Dữ liệu kinh tế đáng thất vọng được kết hợp bởi kết quả kinh doanh quý IV yếu hơn kỳ vọng từ nhà bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart khiến thị trường bán tháo trên diện rộng.

Kết thúc phiên 18/2, chỉ số Dow Jones giảm 119,68 điểm (-0,38%), xuống 31.493,34 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 17,36 điểm (-0,44%), xuống 3.913,97 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 100,14 điểm (-0,72%), xuống 13.865,36 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản vẫn chịu áp lực chốt lời và giảm phiên thứ hai liên tiếp, mặc dù chỉ số chính ghi nhận tăng tuần thứ ba liên tiếp.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,72% xuống 30.017,92 điểm. Tuy nhiên, cố kết thúc tuần tăng 1,69%.

Chỉ số Topix giảm 0,67% xuống 1.928,95 điểm và giảm 0,25% trong tuần.

Cổ phiếu của Fast Retailing, có tỷ trọng cao nhất trong chỉ số Nikkei 225 giảm 2,4%, do các nhà đầu tư chốt lời sau khi tăng gần 10% trong tuần này.

Một số cổ phiếu liên quan đến du lịch cũng giảm, sau khi đã tăng vào đầu tuần này nhờ chương trình tiêm chủng Covid-19 của Nhật Bản bắt đầu. Theo đó, ANA Holdings giảm 3,9%, trong khi Japan Airlines giảm 3,7% và Central Japan Railway mất 3,7%.

Chứng khoán Trung Quốc đã phục hồi nhờ đà tăng của cổ phiếu cơ sở hạ tầng và chứng khoán.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,57% lên 3.696,17 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,18% lên 5.778,84 điểm.

Dẫn đầu mức tăng trong ngày là chỉ số phụ theo dõi ngành cơ sở hạ, tăng 2,9%, trong khi chỉ số các công ty chứng khoán tăng 2,7%.

Chứng khoán Hồng Kông mất điểm từ sớm, nhưng đã bật lên trên tham chiếu vào những phút cuối nhờ nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu, khi các nhà đầu tư

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,16% lên 30.644,73 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprise tăng 0,54% lên 12.106,77 điểm.

Trong tuần, HSI tăng 1,6%, trong khi HSCE tăng 1,9%, cả hai đều có mức tăng tuần thứ ba liên tiếp.

Dẫn đầu mức tăng hôm nay là chỉ số phụ ngành vật liệu tăng 3,1%, và tăng 15,5% trong tuần, mức tốt nhất kể từ tháng 4/2015.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng điểm về cuối phiên, mặc dù các nhà đầu tư thận trọng do nghi ngờ về khả năng phục hồi bền vững và lo lắng về sự gia tăng gần đây của các ca nhiễm Covid-19 trong nước.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,68% lên 3.107,62 điểm, sau khi giảm 1,5% vào đầu phiên.

Các cổ phiếu lớn hỗ trợ mạnh thị trường với Samsung Electronics và SK Hynix lần lượt tăng 0,61% và 5,56% và Naver và Hyundai Motor tăng 2,58% và 2,76%.

Hàn Quốc đã báo cáo 561 trường hợp nhiễm mới Covid-19 tính đến nửa đêm thứ Năm, giảm so với 621 trường hợp một ngày trước đó, nhưng vẫn làm dấy lên lo ngại về tình trạng tồi tệ nhất của dịch bệnh vẫn chưa kết thúc.

Kết thúc phiên 19/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 218,17 điểm (-0,72%), xuống 30.017,92 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 20,81 điểm (+0,57%), lên 3.696,17 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 49,46 điểm (+0,16%), lên 30.644,73 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 20,96 điểm (+0,68%), lên 3.107,62 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Ba nguyên nhân khiến chứng khoán Việt Nam hồi phục nhanh hơn trong đợt bùng phát Covid lần ba

Phản ứng của thị trường chứng khoán Việt Nam trước đợt bùng phát lây nhiễm thứ ba với tâm điểm là Hải Dương dễ đánh giá hơn và cũng có phần bình tĩnh hơn..>> Chi tiết

- 5 lý do cổ phiếu hàng không sẽ trỗi dậy năm 2021

Theo quan điểm của các nhà đầu tư, hàng loạt tín hiệu tích cực cho thấy năm 2021 là thời điểm vàng để mua cổ phiếu ngành hàng không. Tạp chí Forbes (Mỹ) đưa ra 5 lý do..>> Chi tiết

- Đầu tư giá trị: Đẳng cấp là mãi mãi

Trong một năm hiếm hoi như 2020, khi hầu hết các cổ phiếu đều tăng, những cổ phiếu “có lõi tốt” vẫn đem lại khoản lãi cao nhất cho nhà đầu tư..>> Chi tiết

- Hãng taxi bay Trung Quốc EHang dính cáo buộc "xào nấu" số liệu, cổ phiếu rớt không tưởng

Các nhà đầu tư ồ ạt bán tháo cổ phiếu của Công ty phát triển phương tiện bay không người lái EHang của Trung Quốc sau khi startup này bị cáo buộc gian lận số liệu kinh doanh..>> Chi tiết

Tin bài liên quan