Thị trường tài chính 24h: Nhịp điều chỉnh hiện tại là cơ hội để thiết lập trạng thái tích luỹ

Thị trường tài chính 24h: Nhịp điều chỉnh hiện tại là cơ hội để thiết lập trạng thái tích luỹ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tăng gần 7 điểm; Nắn dòng kiều hối; Margin tăng, song rủi ro giảm; Thấy gì sau “mùa” ĐHCĐ 2024 của các ngân hàng?; Dòng tiền “bắt đáy”; Fed tiếp tục giữ nguyên lãi suất…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 2/5 giảm 400.000 đồng/lượng so với ngày trước đó, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng thêm 300.000 đồng/lượng chiều mua vào và ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện đứng ở mức 82,90 – 85,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 33,4 USD lên 2.319,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đảo chiều giảm và về gần 2.300 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 105,74 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 2/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.242 đồng/USD, giảm 4 đồng so với phiên cuối tuần trước kỳ nghỉ lễ (ngày 26/4). Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.144 – 25.454 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua lao dốc từ vùng 60.300 USD xuống 56.800 USD thì sang phiên hôm nay đã chững lại và giằng co nhẹ quanh ngưỡng 57.500 USD/BTC cho đến cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,70 USD (+0,89%), lên 79,70 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,80 USD (+0,96%), lên 84,20 USD/thùng.

VN-Index tăng lên trên 1.215 điểm

Sau phiên sáng khá ảm đạm, giao dịch thận trọng, thị trường bước vào phiên chiều tiếp diễn trạng thái này. Tuy nhiên, VN-Index được cải thiện đáng kể khi có nhịp tăng tích cực từ vùng đáy của phiên gần 1.205 điểm lên trên 1.215 điểm nhờ lực nâng của một số bluechip.

Mặc dù vậy, thanh khoản toàn thị trường lại là điểm trừ khi vẫn chỉ dừng lại ở mức thấp, quanh mức thấp 15.000 tỷ đồng trên HOSE.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 36,89 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng lên tới 908,41 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 2/5: VN-Index tăng 6,84 điểm (+0,57%), lên 1.216,36 điểm; HNX-Index tăng 0,67 điểm (+0,30%), lên 227,49 điểm; UpCoM-Index tăng 0,94 điểm (+1,06%), lên 89,7 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ ít thay đổi trong phiên thứ Tư (1/5), sau khi Fed giữ nguyên lãi suất cơ bản đúng như dự kiến, nhưng chỉ ra rằng động thái tiếp theo của họ có thể sẽ cắt giảm lãi suất.

Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày và quyết định giữ nguyên lãi suất mục tiêu quỹ của Fed ở mức 5,25% -5,5%.

Kết thúc phiên 1/5: Chỉ số Dow Jones tăng 87,37 điểm (+0,23%), lên 37.903,29 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 17,30 điểm (-0,34%), xuống 5.018,39 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 52,34 điểm (-0,33%), xuống 15.605,48 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm nhẹ, với sự tăng giá đột ngột của đồng yên và diễn biến phân hóa mạnh trên Phố Wall đêm qua.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,1% xuống 38.236,07 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,03% xuống 2728,53 điểm.

Sự phục hồi mạnh mẽ của đồng tiền Nhật Bản đã đè nặng lên các cổ phiếu liên quan đến xuất khẩu như Toyota Motor, giảm 0,7% và Honda Motor, giảm 0,3%, vốn có xu hướng hưởng lợi từ đồng yên yếu hơn.

Đồng thời, chứng khoán Mỹ trái chiều qua đêm, đặc biệt là chỉ số Philadelphia Semiconductor Index bị ảnh hưởng sau kết quả kinh doanh yếu kém từ các công ty công nghệ Advanced Micro Devices (AMD) và Super Micro Computer.

Chứng khoán Trung Quốc nghỉ giao dịch.

Chứng khoán Hồng Kông tăng mạnh, dẫn đầu bởi mức tăng trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm sau khi Fed báo hiệu sẽ cần thêm thời gian để thực hiện việc cắt giảm lãi suất, trong khi tâm lý chung cũng lạc quan hơn sau những nỗ lực gần đây của Bắc Kinh để hỗ trợ chứng khoán.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 2,5% lên 18.207,13 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 26% lên 6.437,09 điểm.

HSBC, ngân hàng lớn nhất của thành phố, tăng tới 3,36%. Cổ phiếu Tencent tăng 3,6%. Nó có thị phần lớn nhất trong chỉ số Hang Seng. Cổ phiếu bảo hiểm cũng tăng, với AIA tăng 2,68% và Ping An tăng 5,7%.

"Các ngân hàng và công ty bảo hiểm đang được hưởng lợi từ biên lợi nhuận cao hơn trong môi trường lãi suất tăng cao", Nitin Dialdas, giám đốc thông tin tại Mandarin Capital cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng dòng vốn lớn đang được thúc đẩy trong thời điểm định giá thị trường chứng khoán rẻ.

Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông (HKMA) cho biết hôm thứ Năm sẽ giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 5,75%, vài giờ sau khi Fed cũng giữ lãi suất như dự kiến. HKMA đã đi theo quyết định lãi suất của Fed kể từ năm 1983.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, chịu ảnh hưởng của phiên ảm đạm trên Phố Wall đêm qua, trong khi các nhà đầu tư trong nước chuyển trọng tâm sang các biện pháp tiếp theo để thúc đẩy cải cách doanh nghiệp.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 8,41 điểm, tương đương -0,31% xuống 2.683,65 điểm.

Cơ quan quản lý tài chính của Hàn Quốc đã đề có những đề xuất hướng dẫn chi tiết cho các công ty nếu họ chọn tham gia vào chương trình cải cách của chính phủ nhằm nâng cao giá trị cho cổ đông.

Thông báo này là động thái nối của "Chương trình nâng cao giá trị doanh nghiệp" của chính phủ lần đầu tiên được đề xuất vào tháng Hai nhằm giúp giải quyết mức định giá tương đối thấp trên thị trường chứng khoán trong nước.

Cái gọi là "chiết khấu Hàn Quốc" này đề cập đến xu hướng các công ty có định giá thấp hơn so với các công ty cùng ngành trên toàn cầu do các yếu tố như chi trả cổ tức thấp và sự thống trị của các tập đoàn được gọi là “chaebol”.

Kết thúc phiên 2/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 37,98 điểm (-0,09%), xuống 38.236,07 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 444,10 điểm (+2,50%), lên 18.207,13 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 8,41 điểm (-0,31%), xuống 2.683,65 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Nắn dòng kiều hối

Thống kê từ các cơ quan chức năng cho thấy con số kiều hối tiếp tục chảy mạnh về Việt Nam, bất chấp những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế toàn cầu..>> Chi tiết

- Margin tăng, song rủi ro giảm

Dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ (margin) tính đến cuối quý I/2024 tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2023, nhưng rủi ro lại được đánh giá ở mức thấp hơn..>> Chi tiết

- Thấy gì sau “mùa” ĐHCĐ 2024 của các ngân hàng?

Không phải cổ đông doanh nghiệp nào cũng hài lòng tất cả sau mỗi “mùa” đại hội, nhưng vẫn có những “thứ” để cổ đông háo hức, chờ đón và vui vẻ khi đến và ra về. Nhưng, niềm vui đó không phải doanh nghiệp cũng sẵn sàng để tâm, mang đến cho các "ông chủ/bà chủ" của mình…>> Chi tiết

- Dòng tiền “bắt đáy”

Dòng tiền “bắt đáy” phần lớn đặt niềm tin vào sóng tăng dài hạn của thị trường, nên các nhịp điều chỉnh hiện tại là cơ hội để thiết lập trạng thái tích luỹ, chờ giai đoạn hồi phục..>> Chi tiết

- Fed tiếp tục giữ nguyên lãi suất

Hôm thứ Tư (1/5), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tiếp tục giữ nguyên quan điểm về lãi suất, một lần nữa quyết định không cắt giảm lãi suất khi tiếp tục cuộc chiến với lạm phát ngày càng khó khăn hơn trong thời gian gần đây..>> Chi tiết

Tin bài liên quan