Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Nhận diện “tổng kho” cổ phiếu

(ĐTCK) VN-Index tiến gần ngưỡng 860 điểm; Sức ép tăng vốn với nhà băng nhỏ; Siêu đòn bẩy trên thị trường chứng khoán (kỳ II); Cổ phiếu bất động sản kỳ vọng cuối năm sẽ hút dòng tiền; Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt xấp xỉ 61% GDP; Cổ phiếu bất động sản kỳ vọng cuối năm sẽ hút dòng tiền; Chứng khoán Mỹ tiếp tục thiết lập kỷ lục mới; Hạn chế tiền mặt, Ấn Độ đang lãng phí thời gian... là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
VN-Index tăng mạnh

VN-Index chính thức chinh phục ngưỡng 855 điểm trong phiên hôm nay, thậm chí nếu không có sự sụt giảm của SAB và ROS, chỉ số này đã án ngữ trên mốc 860 điểm khi đóng cửa.

Dù hụt mất ngưỡng 860 điểm trong đợt khớp lệnh ATC, nhưng VN-Index vẫn có phiên thăng hoa và có mức điểm đóng cửa ở mức kỷ lục mới trong hơn 9 năm.

Phiên hôm nay chứng kiến dòng tiền hoạt động khá sôi động. Nếu trừ đi giao dịch thỏa thuận, thì thanh khoản trong phiên khớp lệnh hôm nay tăng mạnh so 2 phiên trước đó.

Bộ đôi SAB và ROS đã tạo màn co giật mạnh về cuối phiên, là tác nhân chính hãm đà bùng nổ của thị trường.

SAB sau khi tăng mạnh đã lao về dưới mốc tham chiếu và giảm 1,3%. ROS cũng bất ngờ rơi về sát mức giá sàn 186.900 đồng/CP, giảm 6,8%.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn là những ngôi sao trong phiên hôm nay khi hầu hết đều bứt mạnh. VCB tăng 2,71%; BID tăng 4,16%, CTG tăng 2,05%, MBB tăng 2,37%; VPB tăng 1,8%..

Trong đó MBB duy trì vị trí vua thanh khoản với 8,31 triệu đơn vị được chuyển nhượng.

Cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường là VNM cũng đã có phiên giao dịch bùng nổ. Với mức tăng 1,5%, khớp lệnh tích cực đạt 2,43 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, các mã lớn khác cũng đua nhau khoe sắc như VIC tăng 5,6%; GAS tăng 2,5%; VJC tăng 2,4%; PLX tăng 1,6%...

Trên thị trường chứng khoán phái sinh, phiên hôm nay có 20.367 hợp đồng được giao dịch, giá trị 1.733,97 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,19% về lượng và 1,7% về giá trị so với phiên trước.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 1,05 triệu đơn vị, nhưng tổng giá trị là mua ròng 15,36 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 1,71 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 30,14 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 1,12 triệu đơn vị với tổng giá trị đạt 23,25 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 8/11: VN-Index tăng 9,37 điểm (+1,1%), lên 859,7 điểm; HNX-Index tăng 0,91 điểm (+0,87%), lên 105,74 điểm; UPCoM-Index giảm 0,22 điểm (-0,42%), xuống 52,94 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.872 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Sau 2 phiên đồng loạt tăng liên tiếp để thiết lập đỉnh cao mới, phố Wall đã gặp khó khăn trong phiên thứ Tư.

Dow Jones và S&P 500 chỉ có được mức tăng nhẹ, trong khi Nasdaq quay đầu điều chỉnh do kết quả kinh doanh thất vọng từ Priceline, cùng đà giảm của nhóm cổ phiếu tài chính.

Chỉ số S&P tài chính mất tới 1,33%, trong đó cổ phiếu của Goldman Sachs giảm 1,51%, gây sức ép mạnh nhất lên Dow Jones, còn JP Morgan và Bank of America cũng nằm trong top 3 cổ phiếu gây sức ép mạnh nhất với S&P 500.

Trong khi đó, cổ phiếu Priceline giảm tới 13,52% và của Travel-Review mất tới 23,22% khi cả 2 công bố lợi nhuận quý III thất vọng.

Các chỉ số chính của phố Wall chủ yếu giao dịch trong sắc đỏ trong phiên thứ Ba và Dow Jones chỉ kịp chạp sắc xanh nhạt vào cuối phiên nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu phòng thủ và hàng tiêu dùng lớn như P&G.

Dù chỉ có sắc xanh nhạt, nhưng cũng đủ giúp Dow Jones vẫn có được phiên tăng thứ 4 liên tiếp và thiết lập đỉnh mới.

Kết thúc phiên 7/11, chỉ số Dow Jones tăng 8,81 điểm (+0,04%), lên 23.557,23 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,49 điểm (-0,02%), xuống 2.590,64 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 18,65 điểm (-0,27%), xuống 6.767,78 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản có phiên điều chỉnh nhẹ sau khi tăng lên mức cao nhất trong 26 năm vào phiên hôm qua.

Chỉ số Nikkei giảm 0,1% xuống còn 22.913,82 điểm. Topix tăng 0,2% lên 1.817,60 điểm, mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 2/2007, do thấy được lực cầu đang đến ngày càng lớn của nhóm nhà đầu tư nước ngoài.

Trong phiên, nhiều mã cổ phiếu ngành tài chính gặp áp lực chốt lời như Nitto Denko giảm 2,5% và Fast Retailing rớt 0,6%.

Các công ty bảo hiểm và ngân hàng cũng mất điểm, với T & D Holdings giảm 2.1%, MS & AD Insurance giảm 0,6% và Mitsubishi UFJ Financial Group giảm 0,9%.

Các nhà xuất khẩu như Sony Corp và Panasonic Corp. tăng lần lượt 2,8% và 2%.

Toyota tăng 1% sau khi nâng dự báo lợi nhuận lên 2.000 tỷ yên từ 1.850 tỷ yên và cũng cho biết họ sẽ mua lại 1,5% tổng số cổ phần đang lưu hành làm cổ phiếu quỹ, ước tính trị giá 250 tỷ yên.

Chỉ số chính của Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ, trong khi chỉ số Blue-chip quay đầu giảm, do các cổ phiếu ngành y tế và tiêu dùng đi xuống.

Chỉ số CSI300 của blue-chip giảm 0,2% xuống còn 4.048,01 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite tăng 0,1% lên 3.415,46 điểm.

Xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm trong tháng 10, một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang bắt đầu hạ nhiệt sau nửa đầu năm vẫn có đà tăng mạnh mẽ.

Diễn biến ngành diễn biến trái chiều trong phiên.

Các công ty dịch vụ y tế đã dẫn đầu sự sụt giảm với mức sụt giảm 1,5% sau khi dữ liệu cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã dịch chuyển dòng tiền vào nhóm cổ phiếu tương tự trên sàn Hồng Kông

Các cổ phiếu công ty tiêu dùng cũng giảm 0,4%.

Tuy nhiên, cổ phiếu của các Công ty môi giới chứng khoán Trung Quốc đã tăng điểm, do các nhà đầu tư tham gia kỳ vọng các công ty này sẽ được hưởng lợi từ cuộc chạy đua trên thị trường chứng khoán khi Bắc Kinh có kế hoạch nới lỏng kiểm soát đối với các công ty chứng khoán nước ngoài.

Chứng khoán Hồng Kông giảm nhẹ từ mức đỉnh 10 năm thiết lập trong hôm qua.

Chỉ số Hang Seng giảm 0,3%, xuống còn 28.907,60 điểm, trong khi Chỉ số Doanh nghiệp Trung Quốc giảm 0,6%, xuống còn 11.576,13 điểm.

Điểm đáng chú ý hôm nay thuộc về gã khổng lồ Tencent, khi tăng mạnh vào buổi sáng nhưng suy giảm trong phiên chiều, kết thúc mất 1,38%, kéo lùi chỉ số công nghệ mất 1,1%.

Các nhà phân tích cho biết đợt IPO thành công của các công ty mới như China Literature và Zhongan Online P&C Insurance Corp. có thể làm tươi mới thị trường truyền thống đang bị chi phối bởi cổ phiếu  ngân hàng và các công ty bất động sản vốn hóa quá lớn.

Stanley Chan, Giám đốc nghiên cứu của Emperor Securities nói: "Ngày càng có nhiều cổ phiếu của các cổ phiếu mới được các nhà đầu tư đón nhận nồng nhiệt ... và dần dần thay đổi cấu trúc thị trường".

Kết thúc phiên 8/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 23,78 điểm (-0,10%),xuống 22.913,82 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 86,74 điểm (-0,30%), xuống 28.907,60 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 1,89 điểm (+0,06%), lên 3.415,46 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.750 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 20.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,44 - 36,66 triệu đồng/lượng, giảm 10.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.470 đồng/USD, tăng 4 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.680 - 22.750 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Sức ép tăng vốn với nhà băng nhỏ

Mặc dù mùa Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên ngành ngân hàng (NH) đã đi qua khá lâu, song đến nay, cổ đông của VietBank vẫn “mòn mỏi” chờ Đại hội..>> Chi tiết

Siêu đòn bẩy trên thị trường chứng khoán (kỳ II): Nhận diện những mã ưa thích của “tổng kho”

Hoạt động của “tổng kho” trên TTCK đang tạo ra những biến động tăng hoặc giảm giá mạnh của không ít mã cổ phiếu.

Những mã chứng khoán dễ nằm trong danh mục tổng kho có chung một số đặc điểm và thực ra không khó tìm, nếu chịu hỏi… môi giới..>> Chi tiết

Cổ phiếu bất động sản kỳ vọng cuối năm sẽ hút dòng tiền

Từ đầu quý III đến nay, đa số cổ phiếu bất động sản có diễn biến lình xình, hoặc giảm giá, do kết quả kinh doanh không như kỳ vọng, hoặc đã được phản ánh vào giá từ trước. Diễn biến giá trong giai đoạn cuối năm nhiều khả năng sẽ khác..>> Chi tiết

Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt xấp xỉ 61% GDP

Báo cáo tình hình kinh tế - tài chính tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2017 của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia vừa công bố nhận định, VN-Index vượt mốc 800 điểm, tăng hơn 20% so với đầu năm, xếp thứ 9 về mức tăng trưởng trong các chỉ số chứng khoán trên thế giới từ đầu năm 2017..>> Chi tiết

Thương hiệu 'Vietnam' được định giá 203 tỷ USD

Giá trị thương hiệu Việt Nam xếp thứ 5 trong nhóm quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất thế giới, theo Brand Finance..>> Chi tiết

Hạn chế tiền mặt, Ấn Độ đang lãng phí thời gian

Tham nhũng, “tiền bẩn”, khủng bố, tiền giả…, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã quyết tâm triệt bỏ tất cả chỉ bằng một biện pháp gây sốc: thu hồi và xóa bỏ các tờ tiền mệnh giá lớn nhất vào ngày 8/11 năm ngoái..>> Chi tiết

Tin bài liên quan