Thị trường tài chính 24h: Lãi suất đã giảm khá tích cực

Thị trường tài chính 24h: Lãi suất đã giảm khá tích cực

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index đảo chiều tăng; Thêm dư địa nới lỏng tiền tệ; ngân hàng áp đảo thị trường trái phiếu; Ráo riết chuẩn bị cho Non-prefunding; Thế giới chuẩn bị cho năng lượng rẻ hơn khi chuyển sang sử dụng điện…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 17/10 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 84,00 – 86,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 11,2 USD lên 2.673,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng lên 2.680 USD và giằng co nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,58 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 17/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.199 đồng/USD, tăng 12 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.030 – 25.370 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng từ 66.800 USD lên 67.700 USD, thì sang ngày hôm nay đã chững lại và đi ngang cho đến cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,15 USD (+0,21%), lên 70,54 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,18 USD (+0,24%), lên 74,46 USD/thùng.

VN-Index tăng hơn 7 điểm

Sau phiên sáng giao dịch ảm đạm, thị trường bước vào phiên chiều nới thêm đà giảm về gần 1.270 điểm, nhưng lực cầu nhập cuộc dần, hướng vào nhóm bất động sản, trong khi các cổ phiếu ngân hàng có sự đồng thuận cao đã giúp VN-Index bật tăng trở lại lên trên 1.285 điểm khi đóng cửa.

Kết thúc phiên giao dịch 17/10: VN-Index tăng 7,04 điểm (+0,55%), lên 1.286,52 điểm; HNX-Index tăng 1,86 điểm (+0,81%), lên 230,12 điểm; UpCoM-Index tăng 0,38 điểm (+0,41%), lên 92,7 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ tăng trong phiên thứ Tư (16/10), nhờ mức tăng của các công ty vốn hóa nhỏ và cổ phiếu tài chính được thúc đẩy bởi những báo cáo kết quả kinh doanh tích cực.

Cổ phiếu ngành tài chính Morgan Stanley tăng 6,5% lên mức cao kỷ lục, sau khi gia nhập các ngân hàng cùng ngành như JPMorgan Chase với báo cáo kết quả kinh doanh quý III mạnh mẽ.

Sự chú ý của nhà đầu tư cũng dành cho các cổ phiếu vốn hóa nhỏ, với cả hai chỉ số Russell 2000 tăng 1,6% và S&P Small Cap 600 tăng 1,4% - đang trên đà về mức cao nhất kể từ tháng 11/2021.

Kết thúc phiên 16/10: Chỉ số Dow Jones tăng 337,28 điểm (+0,79%), lên 43.077,70 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 27,21 điểm (+0,47%), lên 5.842,47 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 51,49 điểm (+0,28%), lên 18.367,08 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi các nhà đầu tư bán mạnh các cổ phiếu chip trước báo cáo kết quả kinh doanh của Taiwan Semiconductor Manufacturing (TSMC), một bài kiểm tra nhu cầu quan trọng đối với lĩnh vực này.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei giảm 0,69% xuống 38.911,19 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,11% xuống 2.687,83 điểm.

Nhà sản xuất chip TSMC dự kiến sẽ báo cáo lợi nhuận quý III tăng 42% so với cùng kỳ năm trước, nhưng nếu con số chính thức thấp hơn và đáng thất vọng có thể châm ngòi cho việc bán tháo nhiều hơn ở nhóm cổ phiếu chip toàn cầu.

Tại Nhật Bản, các cổ phiếu chip đều giảm, với Tokyo Electron giảm 3% và Advantest giảm 2,6% và Disco Corp giảm 2,3%.

Chứng khoán Trung Quốc rơi vào một đợt điều chỉnh, sau khi một cuộc họp chính sách không mang đến những gói kích thích tăng trưởng mà các nhà đầu tư đã hy vọng.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,05% xuống 3.169,38 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,13% xuống 3.788,22 điểm.

Trung Quốc sẽ tăng gần gấp đôi hạn ngạch cho vay đối với các dự án nhà ở chưa hoàn thành lên 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (562 tỷ USD).

Dữ liệu dự kiến công bố vào thứ Sáu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 4,5% trong quý III so với cùng kỳ năm trước, theo các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát. Đây sẽ là mức tăng thấp nhất kể từ quý I/2023, làm gia tăng cuộc tranh luận về việc liệu các biện pháp kích thích được công bố cho đến nay có đủ để xoay chuyển nền kinh tế đang suy yếu hay không.

Chứng khoán Hồng Kông đảo chiều giảm, ngay cả khi có các dấu hiệu cho thấy triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp đang cải thiện.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,02% xuống 20.079,10 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,22% xuống 7.179,44 điểm.

Thị trường có thời điểm tăng sau khi người đứng đầu Thành phố cho biết rằng việc phê duyệt các đợt IPO mới sẽ được đơn giản hóa và minh bạch hơn. Đồng thời, cho biết Hồng Kông sẽ tăng hạn mức vay cho người mua nhà và cắt giảm thuế đối với rượu nhập khẩu, một phần của nỗ lực phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Chỉ số Hang Seng đã 1/3 trong tổng mức tăng hơn 30% đạt được kể từ giữa tháng 9, khi các nhà đầu tư chờ đợi thêm thông tin chi tiết về gói kích thích tài chính của Trung Quốc. Thị trường cũng lo ngại rằng mức tăng đang diễn ra quá nhanh và vượt quá các yếu tố cơ bản.

Chứng khoán Hàn Quốc giằng co quanh tham chiếu và đóng cửa giảm điểm nhẹ.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 1,06 điểm, tương đương 0,04% xuống 2.609,30 điểm.

Kết thúc phiên 17/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 269,11 điểm (-0,69%), xuống 38.911,19 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 33,56 điểm (-1,05%), xuống 3.169,38 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 207,75 điểm (-1,02%), xuống 20.079,10 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc giảm 1,06 điểm (-0,04%), xuống 2.609,30 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Thêm dư địa nới lỏng tiền tệ

Theo lãnh đạo NHNN, năm nay, tình hình kinh tế đã khởi sắc rất nhiều, nên tăng trưởng tín dụng có khả năng đạt 15% trong năm nay và mục tiêu tăng trưởng 15% là con số định hướng trong điều hành, không phải con số áp đặt, quan trọng nhất là làm sao tập trung tăng trưởng tín dụng, tức là mở rộng đầu tư để góp phần tăng trưởng nền kinh tế. Trong đó, NHNN đã có các biện pháp để từng bước hạ lãi suất. Theo số liệu hiện nay, lãi suất đã giảm khá tích cực..>> Chi tiết

- Phát hành trái phiếu phi ngân hàng giảm 26,3%, ngân hàng áp đảo thị trường trái phiếu

Giá trị phát hành trái phiếu phi ngân hàng 9 tháng đầu năm chỉ đạt 80.000 tỷ đồng, giảm 26,3% so với cùng kỳ. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) 9 tháng vẫn chứng kiến sự thống trị của trái phiếu ngân hàng..>> Chi tiết

- Ráo riết chuẩn bị cho Non-prefunding

Việc triển khai nghiệp vụ giao dịch không yêu cầu ký quỹ trước bằng tiền (Non-prefunding) của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đánh giá là tiền đề để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam và thu hút vốn ngoại..>> Chi tiết

- IEA: Thế giới chuẩn bị cho năng lượng rẻ hơn khi chuyển sang sử dụng điện

Thế giới đang hướng đến kỷ nguyên giá năng lượng rẻ hơn khi sự chuyển dịch sang sử dụng điện dẫn tới tình trạng dư thừa dầu khí..>> Chi tiết

Tin bài liên quan