Thị trường chứng khoán khởi sắc
Thị trường mở cửa biến động nhẹ quanh mốc 975 điểm. Tuy nhiên, lực cầu hấp thụ tích cực vào nhóm bluechip giúp VN-Index tăng vọt và đã vượt qua 980 điểm.
Lực cầu vẫn hỗ trợ tốt xuyên suốt phiên chiều giúp các mã lớn tiếp tục nới rộng biên độ, nhanh chóng kéo VN-Index qua mốc 985 điểm khi đóng cửa.
Nhóm VN30 có có tới 22 mã tăng. Trong đó, bên cạnh cặp đôi lớn VIC và VHM đã lấy lại sắc xanh, một số trụ cột nới rộng biên độ. Điển hình như VNM tăng 1,4%, GAS tăng 2,5%, MSN tăng 1,7%, SAB tăng 2,3%, VCB tăng 1,5%, BID tăng 1,7%…
Một số mã bluechip khác cũng tăng khá như PLX tăng 2,2%, HPG tăng 1,7%, MWG tăng 2,1%, PNJ tăng 5,4%…
Trong khi đó, ROS vẫn giao dịch thiếu tích cực khi giảm khá sâu 3,7%. Tuy nhiên, ROS dẫn đầu thanh khoản với 10,65 triệu đơn vị đơn vị khớp lệnh.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, sắc xanh cũng lan tỏa vối các mã quen thuộc như PVD, ITA, FLC, AA, HQC, KBC…
Tính chung trên toàn thị trường, , nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 0,2 triệu đơn vị, giảm 65,52% về lượng so với phiên cuối tuần trước. Tổng giá trị là mua ròng 92,46 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó bán ròng 19,73 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 20/5: VN-Index tăng 10,65 điểm (+1,09%), lên 987,13 điểm; HNX-Index tăng 0,52 điểm (+0,5%), lên 106,31 điểm; UPCoM-Index tăng 0,07 điểm (+0,12%), lên 55,31 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Sau 3 phiên hồi phục tiên tiếp với kỳ vọng Mỹ - Trung vẫn có thể đạt được thỏa thuận dù 2 nước quyết định tăng thuế lẫn nhau, cùng kết quả kinh doanh tích cực của một số doanh nghiệp vừa công bố, phố Wall đã đồng loạt quay đầu giảm điểm trong phiên cuối tuần khi hy vọng này bị dập tắt.
Cụ thể, theo CNBC, hai nguồn tin thân cận tiết lộ các quan chức Mỹ và Trung Quốc chưa thể xếp lịch vòng đàm phán kế tiếp do không rõ Washington và Bắc Kinh có muốn đối thoại hay không. Phía Trung Quốc không tỏ dấu hiệu muốn quay lại với các cam kết nước này đã bác bỏ hồi đầu tháng.
Cả hai bên đều thể hiện quan điểm cứng rắn trong tuần qua. Chính quyền Trung Quốc cắt giảm nhập khẩu thịt heo từ Mỹ, trong khi truyền thông nước này kêu gọi “chiến đấu cho đến phút cuối cùng”.
Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gây chấn động khi đe dọa cấm cửa Huawei.
Chốt tuần, Dow Jones giảm 0,69%, tuần giảm thứ 4 liên tiếp, đánh dấu chuỗi tuần giảm dài nhất trong 3 năm. S&P 500 cũng giảm 0,76%, tuần giảm thứ 2 liên tiếp và Nasdaq cũng ghi nhận tuần giảm thứ 2 liên tiếp với mức giảm 1,27%.
Kết thúc phiên 17/5, chỉ số Dow Jones giảm 98,68 điểm (-0,38%), xuống 25.764,00 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 16,79 điểm (-0,58%), xuống 2.859,53 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 81,76 điểm (-1,04%), xuống 7.816,28 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng nhẹ khi đón nhận thông tin nền kinh tế trong quý đầu tiên của năm tài chính tăng vượt dự báo.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 0,2% lên 21.301,73 điểm. Topix gần như không đổi ở mức 1.554,92 điểm.
Dữ liệu được công bố vào thứ Hai cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản tăng ở mức 2,1% trong quý đầu tiên, vượt dự báo là giảm 0,2%.
“Đà tăng này chủ yếu do nhập khẩu giảm nhanh hơn xuất khẩu, dẫn đến đóng góp xuất khẩu ròng vào GDP. Tuy nhiên, trên toàn bộ dữ liệu GDP, không có gì đáng khích lệ, với mức chi tiêu tiêu dùng và chi phí vốn giảm”, Takashi Hiroki, chiến lược gia trưởng tại Monex Securities cho biết.
Phiên hôm nay, các cổ phiếu xuất khẩu đã tăng khi đồng yên xuống mức thấp trong hai tuần so với đồng USD với NEC Corp tăng 1,4%, Canon Inc tăng 1,1% và Nintendo Co 1,4%.
Ngược lại, các công ty công nghệ đã suy yếu sau khi các công ty cùng ngành trên phố Wall phiên ngày thứ Sáu tuần trước trượt dốc. Theo đó, Tokyo Electron giảm 3,1%, Sony Corp giảm 0,5% và Toshiba Corp giảm 1%.
Cổ phiếu đáng chú ý có công ty sản xuất giấy Hokuetsu Corp, tăng 9% sau khi dự báo mức tăng lợi nhuận hoạt động 62,9% cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2020.
Ngược lại, TYK Corporation giảm 19% sau khi dự báo lợi nhuận hoạt động trong năm tài chính hiện tại có thể sẽ giảm 30,3%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm trong bối cảnh quan hệ thương mại với Mỹ bế tắc.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,4% xuống 2.870,60 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip 0,85% giảm xuống 3.617,79 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính giảm 0,1%, ngành tiêu dùng giảm 2,3%, bất động sản giảm 0,7% và y tế giảm 1,9%.
Đáng chú ý nhất là cổ phiếu của các nhà cung cấp Huawei, được niêm yết trên đại lục và Hồng Kông đã giảm trong phiên sáng, khi những lo ngại ngày càng sâu sắc về các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, sau khi Google quyết định đình chỉ giấy phép và thỏa thuận chia sẻ của Google với Huawei bao gồm việc chuyển giao các sản phẩm phần cứng và phần mềm.
chứng khoán Hồng Kông giảm, trong bối cảnh các quan chức Bắc Kinh và Washington tăng cường các luận điểm về thương mại.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,57% xuống 27.787,61 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,52% xuống 10.633,42 điểm.
Dẫn đầu thua lỗ là nhóm cổ phiếu CNTT, với chỉ số phụ theo dõi giảm 3,2%, sau khi Google thông đình chỉ giấy phép và thỏa thuận chia sẻ của Google với Huawei bao gồm việc chuyển giao các sản phẩm phần cứng và phần mềm.
Các chỉ số phụ theo dõi các ngành khác như tài chính giảm 0,5%, bất động sản mất 0,6%. Chỉ riêng ngành năng lượng tăng 1,5% do giá dầu đi lên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết rằng, thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc đang khiến các công ty chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc sang Việt Nam và các nước khác ở châu Á.
Các bình luận được đưa ra khi Trung Quốc thể hiện giọng điệu cứng rắn hơn trong vấn đề thương mại, cho thấy việc nối lại các cuộc đàm phán, nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài 10 tháng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới khó có thể xảy ra sớm.
Đáng chú ý, cổ phiếu Tencent, giảm 3,9% sau khi trì hoãn việc phát sóng tập cuối của bộ phim Game of Thrones, đã khiến người hâm mộ loạt phim truyền hình nổi tiếng ở Trung Quốc nổi giận.
Kết thúc phiên 20/5: Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản tăng 51,64 điểm (+0,24%), lên 21.301,73 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 11,69 điểm (-0,41%), xuống 2.870,60 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 158,85 điểm (-0,57%), xuống 27.787,61 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC giảm về cuối ngày. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.465 đồng/USD
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay không đổi so với cuối ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,20 - 36,39 triệu đồng/lượng, giảm 60.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.069 đồng/USD, tăng 15 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.345 - 23.465 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Tỷ giá lại gây chú ý
Sau diễn biến bình lặng kể từ đầu năm, trong 3 tuần gần đây, tỷ giá USD/VND tăng khoảng 100 - 150 điểm, từ mức 23.200 lên 23.300 - 23.350, tương đương tăng 0,4 - 0,6%..>> Chi tiết
- Những nhóm cổ phiếu có triển vọng trong ngắn hạn
Những rủi ro khó lường từ kinh tế thế giới sẽ vẫn là yếu tố chính tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới. Dù vậy, với sự ổn định của kinh tế vĩ mô, chỉ số VN-Index được dự báo sẽ đạt 1.098 điểm trong năm nay..>> Chi tiết
- Tháng 6, cổ phiếu nào vào sóng khi ETF đảo danh mục?
Kỳ tái cơ cấu danh mục quý II/2019 của hai quỹ đầu tư chỉ số (ETF) lớn nhất thị trường là Van Eck Vectors Vietnam (VNM ETF) và FTSE Vietnam được dự báo chỉ tác động cục bộ đến một số cổ phiếu trong danh mục..>> Chi tiết
- Những “điểm sáng” quý II/2019
Trong bối cảnh đà tăng trưởng của thị trường chứng khoán có dấu hiệu chậm lại do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, các nhóm ngành bảo hiểm phi nhân thọ, bất động sản khu công nghiệp, cảng biển, công nghệ - bưu chính, dệt may, điện, ô tô và tiêu dùng vẫn được đánh giá triển vọng..>> Chi tiết
- Bất động sản Mỹ chịu thêm tổn thương vì chiến tranh thương mại
Hàng triệu người dân Mỹ đang có nhu cầu bán nhà trong thời gian tới. Vậy điều gì diễn ra khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung “ngáng đường”?.>> Chi tiết