Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán quay đầu giảm mạnh

Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán quay đầu giảm mạnh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index điều chỉnh mạnh; Nỗi lo nợ xấu chưa nguôi; Ngành thép kỳ vọng sẽ có đà hồi phục; Đầu tư vào đâu khi các tài sản cùng “dắt tay” tăng mạnh?; Trung Quốc tập trung vào sản xuất, bỏ bất động sản lại phía sau…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 8/3 giảm 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng trở lại 200.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện đứng ở mức 79,90 – 81,92 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 12 USD lên 2.160,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại đôi chút trước khi bật lên trên gần 2.170 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,75 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 8/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.996 đồng/USD, giảm 21 so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.500 – 24.840 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 67.700 USD thì sang phiên hôm nay đã có lúc giảm về gần 67.200 USD, trước khi trở lại ngưỡng cao 67.700 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,57 USD (+0,72%), lên 79,50 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,46 USD (+0,55%), lên 83,42 USD/thùng.

VN-Index giảm sâu

Áp lực điều chỉnh xuất hiện ngày từ sớm khiến VN-Index để mất mốc 1.260 điểm trong phiên sáng dù dòng tiền vẫn rất sôi động.

Lực bán tiếp tục gia tăng và có thời điểm VN-Index lùi về gần 1.250 điểm trong đầu phiên chiều, trước khi tìm lại ngưỡng 1.260 điểm.

Tuy nhiên, áp lực bán đã ồ ạt dâng cao khiến VN-Index cắm đầu lao dốc và bốc hơi hơn 20 điểm, xuyên thủng mốc 1.250 điểm.

Thanh khoản tăng vọt với khối lượng đạt gần 1,35 tỷ đơn vị, tổng giá trị hơn 32.500 tỷ đồng tính riêng trên sàn HOSE. Đây là mức thanh khoản cao nhất kể từ phiên 18/8/2023 (với giá trị đạt hơn 36.000 tỷ đồng).

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 26,88 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng 617,88 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 8/3: VN-Index giảm 21,11 điểm (-1,66%), xuống 1.247,35 điểm; HNX-Index giảm 1,04 điểm (-0,44%), xuống 236,32 điểm; UPCoM-Index giảm 0,37 điểm (-0,41%), xuống 91,23 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ tăng trong phiên thứ Năm (7/3), với S&P 500 và Nasdaq đã trở lại với mức cao kỷ lục, nhờ sự lạc quan ngày càng tăng của nhà đầu tư về triển vọng cắt giảm lãi suất của Fed trong năm nay.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, ông Jerome Powell cho biết hôm thứ Năm rằng, "không còn xa" để có đủ cơ sở xác nhận lạm phát đang hướng tới mục tiêu 2%, qua đó, có thể bắt đầu chính sách cắt giảm lãi suất.

Kết thúc phiên 7/3: Chỉ số Dow Jones tăng 130,30 điểm (+0,34%), lên 38.791,35 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 52,60 điểm (+1,03%), lên 5.157,36 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 241,83 điểm (+1,51%), lên 16.273,38 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng nhẹ, khi kỳ vọng gia tăng về việc ngân hàng trung ương sẽ sớm chấm dứt chính sách lãi suất âm sau khi chi tiêu người tiêu dùng giảm mạnh nhất trong gần 3 năm.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,23% lên 39.688,94 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,3% lên 2.726,80 điểm.

Chi tiêu của người tiêu dùng Nhật Bản trong tháng Giêng giảm mạnh nhất trong 35 tháng, dữ liệu mới nhất cho thấy, mặc dù một quan chức chính phủ đổ lỗi cho các yếu tố thời vụ.

Chi tiêu hộ gia đình trong tháng 1 giảm 6,3% so với một năm trước đó và giảm tháng thứ 11 liên tiếp, dữ liệu của Bộ Nội vụ cho thấy. Con số này tồi tệ hơn so với dự báo trung bình của thị trường là giảm 4,3% và đánh dấu mức giảm lớn nhất kể từ tháng 2/2021.

Sự sụt giảm này là do lượng mua ô tô mới giảm, trong bối cảnh các nhà máy giảm sản lượng, hóa đơn năng lượng giảm do thời tiết ấm áp và nền chi tiêu cao hơn trong cùng tháng năm ngoái do những trợ cấp đi lại sau đại dịch, quan chức Bộ Nội vụ cho biết.

Những con số này được đưa ra trong bối cảnh kỳ vọng ngày càng tăng của thị trường rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể chấm dứt chính sách lãi suất âm.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, sau dữ liệu xuất nhập khẩu tốt hơn dự kiến báo hiệu nhu cầu gia tăng có thể hỗ trợ nỗ lực của Bắc Kinh để phục hồi nền kinh tế.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,61% lên 3.046,02 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,43% lên 3.544,91 điểm.

Dữ liệu hải quan được công bố hôm thứ Năm cho thấy xuất khẩu trong tháng Giêng đến tháng Hai của Trung Quốc tăng tốt hơn dự báo.

"Hiệu suất mạnh mẽ trong các lô hàng xuất khẩu có thể mang lại một số hỗ trợ, trong bối cảnh nhu cầu trong nước liên tục giảm. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể chỉ phụ thuộc vào thị trường quốc tế để mua hàng hóa rẻ tiền nhằm cứu vãn nền kinh tế”, Stephen Innes của SPI Asset Management cho biết trong một bài bình luận.

Chứng khoán Hồng Kông tăng, trong bối cảnh kỳ vọng cao hơn về việc các ngân hàng trung ương toàn cầu sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm nay, sau những phát biểu của Chủ tịch Fed Powell và người đứng đầu Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết kế hoạch nới lỏng đang được thảo luận.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,76% lên 16.353,39 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,76% lên 5.656,72 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, khi các nhà sản xuất chip theo chân đà tăng của các công ty cùng ngành trên toàn cầu.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 32,73 điểm, tương đương 1,24% lên 2.680,35 điểm và tăng 1,44% trong tuần.

Nhà sản xuất chip dẫn đầu với Samsung Electronics tăng 1,52% và SK Hynix tăng 4,24%.

Kết thúc phiên 8/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 90,23 điểm (+0,23%), lên 39.688,94 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 18,62 điểm (+0,61%), lên 3.046,02 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 123,61 điểm (+0,76%), lên 16.353,39 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 32,73 điểm (+1,24%), lên 2.680,35 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Nỗi lo nợ xấu... chưa nguôi

Trước xu hướng nợ xấu tăng và dự báo chưa đạt đỉnh, các ngân hàng xin gia hạn Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu thời gian trả nợ thêm 6 tháng đến 1 năm, để khách hàng có thời gian trả nợ, ngân hàng giảm áp lực dự phòng..>> Chi tiết

- Ngành thép kỳ vọng sẽ có đà hồi phục

Năm 2023 được nhận định là đáy của thị trường thép và năm 2024 sẽ tốt hơn, tạo đà hồi phục kể từ năm 2025..>> Chi tiết

- Đầu tư vào đâu khi các tài sản cùng “dắt tay” tăng mạnh?

Trong khi tiền gửi tiết kiệm đang chạm đáy, thì vàng và bitcoin lập kỷ lục mới, USD đi lên, VN-Index tăng gần 12% kể từ đầu năm đến nay, giá nhà chung cư nóng từng ngày..>> Chi tiết

- Trung Quốc tập trung vào sản xuất, bỏ bất động sản lại phía sau

Trung Quốc đặt mục tiêu chi hơn 1 tỷ USD để tăng cường sản xuất và công nghệ trong nước nhằm duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu, đồng thời cho thấy có rất ít hỗ trợ mới cho thị trường bất động sản vốn đang gặp khó khăn..>> Chi tiết

Tin bài liên quan