Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán khởi động năm mới đầy phấn khích

Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán khởi động năm mới đầy phấn khích

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tăng mạnh phiên đầu Xuân; Những mục tiêu nhiều tham vọng; Chuyện “đảo vốn” của nhà đầu tư chứng khoán; Ba câu chuyện chính của thị trường năm 2022; Doanh nghiệp niêm yết tăng tốc năm Hổ; Tạm biệt thời kỳ dòng tiền dễ dãi…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.  

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 7/2 tăng 700.000 đồng/lượng so với trước ngày nghỉ Tết, thì vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 300.000 đồng/lượng chiều mua vào và 250.000 đồng/lượng chiều bán ra, hiện niêm yết tại 62,80 – 63,47 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 3,8 USD lên 1.808,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đã nới đà đi lên và chạm 1.810 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 95,56 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 7/2 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 3.088 đồng/USD, giảm 18 đồng so với ngày trước kỳ nghỉ Tết. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.530 – 22.810 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,31 USD (-1,42%), xuống 91,00 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,95 USD (-1,02%), xuống 92,33 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 42.400 USD, thì sang ngày hôm nay đã nhích nhẹ thêm đôi chút trước khi hạ nhiệt về gần 42.500 USD/BTC vào cuối ngày.

Chứng khoán trong nước

VN-Index tăng mạnh phiên khai Xuân

Tâm lý mua bán giá cao đầu năm lấy may đã giúp thị trường có phiên khai Xuân khá tưng bừng. Nhóm vận tải biển, hàng không, cùng các mã bất động sản nhỏ đua nhau dậy sóng, đã kéo VN-Index vượt 1.500 điểm.

Bước sang phiên chiều, rung lắc diễn ra trên vùng giá cao đã khiến VN-Index hạ để mất mốc 1.500 điểm khi đóng cửa.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, sắc tím lan rộng hơn với họ FLC, ROS, AMD, HAI. Trong đó, FLC khớp gần 25,44 triệu đơn vị và dư mua trần 12,85 triệu đơn vị. Các mã nóng khác như LDG, JVC, TGG, IDI, SJF, QBS… cũng tăng hết biên độ.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 8,95 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 339,33 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 7/2: VN-Index tăng 18,7 điểm (+1,26%), lên 1.497,66 điểm; HNX-Index tăng 2,59 điểm (+0,62%), lên 419,33 điểm; UPCoM-Index tăng 1,07 điểm (+0,97%), lên 110,75 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Một phiên giao dịch gập ghềnh khác trên Phố Wall vào thứ Sáu (4/2) đã kết thúc tốt đẹp nhờ cổ phiếu Amazon, sau khi Công ty này báo cáo kết quả kinh doanh tích cực.

Cổ phiếu Amazon phiên này đã tăng vọt 13,5% và là phiên tăng mạnh nhất kể từ năm 2015, nhờ kết quả kinh doanh quý IV/2021 mạnh mẽ với doanh thu báo cáo 137,4 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận 14,3 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm 2021 con số này chỉ là 7,2 tỷ USD.

Trong tuần, chỉ số S&P 500 tăng 1,5%, Nasdaq Composite vọt 2,4% và Dow Jones tăng 1,1%. Tuần ghi nhận mức tăng thứ 2 trong năm 2022 của các chỉ số chính, vốn đã chịu áp lực trong tháng trước đó do lo ngại lãi suất cao đã tác động tiêu cực đến các công ty công nghệ.

Kết thúc phiên 4/2, chỉ số Dow Jones giảm 21,42 điểm (-0,06%), xuống 35.089,74 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 23,09 điểm (+0,52%), lên 4.500,53 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 219,19 điểm (+1,58%), lên 14.098,01 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã giảm, khi kết quả kinh doanh đáng thất vọng đã đánh gục một số công ty công nghiệp.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,7% xuống 27.248,87 điểm, với mức giảm 0,99% khiến công nghiệp trở thành lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong khi đó, chỉ số Topix rộng hơn giảm 0,24% xuống 1.925,99 điểm.

Chứng khoán Trung Quốc tăng vọt, khi các thị trường bắt kịp đà tăng của tuần trước trên thị trường chứng khoán toàn cầu và phục hồi sau đợt bán tháo mạnh được thấy trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 2,03% lên 3.429,58 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 1,54% lên 4.634,09 điểm.

Chỉ số xây dựng và cơ sở hạ tầng lần lượt tăng 6,2% và 4,6%, sau khi cơ quan quy hoạch nhà nước của Trung Quốc cho biết họ sẽ đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới.

Các nhóm khác cũng tăng mạnh như các ngân hàng tăng 3,3%, cổ phiếu năng lượng tăng 4,9% và ô tô tăng 2,8%.

Chứng khoán Hồng Kông gần như không đổi, do mức tăng của cổ phiếu năng lượng và tài chính bù đắp cho đà giảm của các gã khổng lồ công nghệ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng nhẹ 0,02% lên 24.579,55 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,06% lên 8.589,53 điểm.

Những gã khổng lồ công nghệ dẫn đầu sự sụt giảm, sau khi dữ liệu việc làm ở Mỹ mạnh mẽ đến kinh ngạc làm tăng khả năng Fed thắt chặt chính sách sớm và quyết liệt hơn.

Theo đó, chỉ số Công giảm 0,9%, trong đó Tập đoàn Alibaba giảm 4,5%.

Ở chiều ngược lại, lĩnh vực năng lượng tăng 3,2%, với CNOOC và PetroChina tăng lần lượt 4,2% và 3,3%, nhờ giá dầu thô đứng ở mức cao.

Chỉ số Tài chính tăng 0,6% với Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc tăng 1,7% để trở thành cổ phiếu đóng góp điểm lớn nhất cho Hang Seng-Index.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm nhẹ, trong bối cảnh các trường hợp nhiễm mới Covid-19 tăng cũng làm suy yếu tâm lý thị trường.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 5,20 điểm, tương đương 0,19% xuống 2.745,06 điểm.

Trong số các cổ phiếu lớn, hai gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics và SK Hynix giảm lần lượt 1,35% và 1,20%, trong khi LG Chem và Naver giảm 5,75% và 0,15%.

Kết thúc phiên 7/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 191,12 điểm (-0,70%), xuống 27.248,87 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 68,14 điểm (+2,03%), lên 3.429,58 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 6,26 điểm (+0,02%), lên 24.579,55 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc giảm 5,20 điểm (-0,19%), xuống 2.745,06 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Những mục tiêu nhiều tham vọng

Lãnh đạo không ít nhà băng xây dựng mục tiêu “tham vọng” cho năm 2022, dù áp lực nợ xấu, trích lập dự phòng cao..>> Chi tiết

- Chuyện “đảo vốn” của nhà đầu tư chứng khoán

Năm qua, nhiều nhà đầu tư đã thực hiện đảo vốn một cách linh hoạt giữa hai lĩnh vực bất động sản và chứng khoán..>> Chi tiết

- Ba câu chuyện chính của thị trường năm 2022

Dịp đầu năm thường là giai đoạn nhà đầu tư tổng kết lại tình hình đầu tư trong năm trước và tìm kiếm cơ hội cho năm tài chính tiếp theo..>> Chi tiết

- Doanh nghiệp niêm yết tăng tốc năm Hổ

Tăng tốc mạnh mẽ, nâng cao công suất để lấy lại những gì đã mất là kỳ vọng của phần đông doanh nghiệp thời hậu Covid-19..>> Chi tiết

- Tạm biệt thời kỳ dòng tiền dễ dãi khi các ngân hàng trung ương tăng tốc độ tăng lãi suất

Giai đoạn dòng tiền dễ dãi giúp khuếch đại sức nóng của thị trường tài chính toàn cầu đã gần đến hồi kết..>> Chi tiết

Tin bài liên quan