Nhìn lại “Gia Cát Dự” nhận định chứng khoán tuần qua

Nhìn lại “Gia Cát Dự” nhận định chứng khoán tuần qua

(ĐTCK) Thị trường có tuần thứ 4 giảm liên tiếp, thanh khoản vẫn đi xuống thể hiện việc nhà đầu tư đang tỏ ra thận trọng với rủi ro bull trap nên chưa quay trở lại thị trường. Tuần này, VN-Index giảm 23,46 điểm (-2,2%) xuống 1.026,8 điểm; HNX-Index giảm 0,07 điểm (-0,1%) xuống 122,57 điểm. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán trong tuần vừa qua.

* Phiên giao dịch 2/4:  Kịch bản cứ một phiên hồi phục với thanh khoản thấp, thị trường lao dốc ngay phiên sau đó được lặp đi lặp lại trong 2 tuần vừa qua và tiếp tục diễn ra sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5.

Dù dư âm của phiên hồi phục cuối tuần trước giúp thị trường mở cửa với sắc xanh, nhưng áp lực bán nhanh chóng được tung vào, trong khi bên giữ tiền mặt vẫn chủ yếu đứng ngoài khiến VN-Index tiếp tục có phiên lao dốc

Trong phiên chiều, dù diễn biến khác tích cực khi các chỉ số hồi phục trở lại sát mốc tham chiếu. Tuy nhiên, trong nửa cuối phiên, áp lực bán ồ ạt diễn ra ở các mã lớn đã khiến VN-Index lao thẳng xuống dưới 1.025 điểm trước khi hãm bớt đà rơi, nhưng vẫn đóng cửa đánh mất mốc 1.030 điểm.

Đóng cửa,  VN-Index giảm 21,18 điểm (-2,02%), xuống 1.029,08 điểm; HNX-Index giảm 1,79 điểm (-1,46%), xuống 120,85 điểm; UpCoM-Index giảm 0,64 điểm (-1,14%), xuống 55,92 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 6.791 tỷ đồng.

Về phần các Dự, tuy phiên phục hồi cuối tuần trước đem lại những hy vọng nhất định cho giới đầu tư, nhưng một số công ty chứng khoán đều nhận định thận trọng như BSC cho rằng “ thị trường vẫn còn rất rủi ro để xác định đáy. Nhà đầu tư vẫn nên ưu tiên hạ tỷ lệ margin xuống mức an toàn.”

PHS cũng có quan điểm tương đồng khi cho rằng, đây có thể chỉ là nhịp hồi trong xu hướng điều chỉnh ngắn hạn. Do đó, nhà đầu tư nên hạn chế mua đuổi và hạ tỉ trọng danh mục về mức an toàn.

Cùng với đó là KBSV nhận định khả năng nhịp phục hồi khó kéo dài quá T+2.

SHS cũng chưa tin tưởng thị trường chi nhận định, rủi ro thị trường hiện tại đang ở mức cao, tuy nhiên sẽ vẫn có những nhịp hồi phục xen kẽ để nhà đầu tư có thể cơ cấu lại danh mục về trạng thái an toàn hơn.

Ngược lại, BVSC có phần lạc quan cho với phiên phục hồi cuối tuần có thể  sẽ mở ra các phiên hồi phục sau kỳ nghỉ lễ.

* Sang phiên 3/5: trong phiên sáng, bất chấp giá nhiều cổ phiếu lớn đã giảm điểm mạnh sau chuỗi lao dốc trước đó, việc bán ra tiếp tục được thực hiện trên diện rộng do nhà đầu tư lo ngại sức ép margin. Các chỉ số tiếp tục công cuộc "đổ đèo", trong đó VN-Index đã lùi về sát mốc 1.000 điểm.

Tại mốc điểm này, cầu bắt đáy bắt đầu hoạt động, song vẫn còn khá dè dặt. Sự thận trọng khiến VN-Index phục hồi chậm và giảm hơn 14 điểm.

Tuy nhiên, thị trường đã chuyển biến rõ rệt trong phiên chiều. Lực cầu bắt đáy hoạt động tích cực giúp nhiều mã lớn quay đầu tăng điểm, các chỉ số nhờ đó hồi phục nhanh chóng, trong đó HNX-Index và UPCoM-Index đã quay đầu tăng điểm.

Khá đáng tiếc là VN-Index chưa thể tăng do vẫn còn một số mã lớn như GAS, HSG, NVL còn giảm sàn.

Đóng cửa, VN-Index giảm 2,62 điểm (-0,25%), xuống 1.026,46 điểm; HNX-Index tăng 1,53 điểm (+1,27%), lên 122,51 điểm ; UPCoM-Index tăng 0,18 điểm (+0,32%), lên 56,1 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 7.626 tỷ đồng.

Về phần các Dự, phiêu điều chỉnh mạnh trước đó đã khiến các công ty chứng khoán tiếp tục có góc nhìn theo hướng vẫn là điều chỉnh (BVSC).

BSC cho rằng, các phiên giảm mạnh này đã thổi bay đà tăng từ đầu năm của VN-Index, khiến chỉ số chỉ tăng nhẹ 3% so với mức đỉnh là 20,7%. Khi thị trường vẫn đang rất xấu, nhà đầu tư nên tránh giải ngân thêm, hạn chế việc bắt đáy.

KBSV đề xuất nhà đầu tư đứng ngoài thị trường và nhận định có thể VN-Index phải tiến về quanh ngưỡng tâm lý 1.000 điểm mới có thể đạt được cân bằng cung cầu tạm thời.

Trong khi đó, SHS lại cho rằng VN-Index phiên này sẽ phục hồi kỹ thuật nhẹ.

* Phiên giao dịch cuối tuần 4/5: Tiếp đà hồi phục của phiên chiều qua, mở cửa phiên sáng nay, cả 2 sàn đều có sắc xanh tốt với hàng loạt mã hồi phục. Tuy nhiên, tâm lý sợ bulltrap vẫn chiếm lĩnh, dòng tiền chảy vào rất dè dặt, khiến đà tăng bị hãm lại.

Trong phiên chiều, tâm lý vẫn án ngữ nhà đầu tư, khiến cả 2 chỉ số chính đảo chiều đi xuống và chỉ may mắn mới có được sắc xanh nhạt khi đóng cửa. Tuy nhiên, thanh khoản cả 2 sàn sụt giảm mạnh, báo hiệu tín hiệu tiêu cực với thị trường vẫn còn.

Đóng cửa, VN-Index tăng 0,34 điểm (+0,03%), lên 1.026,8 điểm; HNX-Index tăng 0,06 điểm (+0,05%), lên 122,57 điểm; UPCoM-Index tăng nhẹ 0,02 điểm (+0,03%), lên 56,12 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 6.239 tỷ đồng.

Về phần các Dự, BVSC phán đoán khá chính xác với diễn biến thị trường khi nhận định VN-Index sẽ có sự hồi phục trong một vài phiên tới. Tuy vậy, tâm lý nhà đầu tư nói chung còn rất thận trọng nên đợt hồi phục này có thể sẽ diễn ra với biên độ vừa phải.

Có quan điểm tương tự, PHS cho rằng VN-Index có thể sẽ có nhịp hồi phục trong một vài phiên tới, tuy vậy khả năng chỉ số tiếp tục điều chỉnh sau nhịp hồi phục này là vẫn còn.

BSC cho rằng do phiên trước đã giảm sâu nhưng vẫn chưa thể xác định là đáy hay chưa, qua đó khuyến nghị nhà đầu tư nên hạn chế giải ngân tỷ trọng lớn, không sử dụng margin.

KBSV khuyến nghị nhà đầu tư có thể  đầu nhịp phục hồi tiềm năng này với các cổ phiếu nhóm Ngân hàng (VCB, CTG ACB) và chứng khoán (HCM, SSI)

Trong khi SHS cho rằng VN-Index có thể sẽ hồi phục với mục tiêu là ngưỡng 1.040 điểm (MA5) nhằm cải thiện tín hiệu ngắn hạn.

Tin bài liên quan